• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 5 1234 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 41
    1. #1
      Tham gia
      13-04-2010
      Bài viết
      13
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 7 lần, trong 6 bài

    2. #2
      Tham gia
      26-12-2009
      Bài viết
      111
      Cảm ơn
      112
      Được cảm ơn 137 lần, trong 52 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Hiện tượng quá tải hay quá dòng tức là dòng tải của động cơ hay máy phát vượt quá giá trị định mức do momen cản trên trục động cơ tăng, do điện trở cách điện, điện áp hay tốc độ giảm,cũng có thể do thông gió hay làm mát không tốt. Động cơ hay máy phát bị quá tải làm phát nóng của các cuộn dây, nếu không được bảo vệ có thể dẫn đến đánh thủng cách điện, làm cháy các cuộn dây. Quá tải là một sự cố nguy hiểm và thường gặp trong hệ thông điện, vì vậy hầu hết các động cơ hay máy phát đều có bảo vệ quá tải, trừ một vài trường hợp đặc biết như máy lái tàu thủy không được phép bảo vệ quá tải. Những trường hợp này động cơ phải được chế tạo theo yêu cầu đặc biệt, thường có hệ số cách điện cao. Để bảo vệ quá tải người ta thường sử dụng rơ le nhiệt hay aptomat.

    3. The Following 5 Users Say Thank You to tsunami8x For This Useful Post:


    4. #3
      Tham gia
      09-07-2010
      Địa chỉ
      Hạ Long
      Bài viết
      213
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 306 lần, trong 87 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Trích dẫn Gửi bởi hai1610 Xem bài viết
      các anh/chị cho em hỏi cái, người ta thường nói aptômát nhẩy là do quá tải. Vậy bản chất của hiện tượng quá tải là cái j vậy.làm sao nó lại là thành phần cần được bảo vệ trong hệ thống điện.cám ơn anh/chị nhiều
      Với các ATM thì có chức năng bảo vệ quá tải và quá dòng (ngắn mạch). Ở đây tớ phân tích như sau:
      - Quá tải: Khi các dòng tải bình thường, tương đối cân bằng, tăng dần và vượt quá I tác động của ATM (VD: > 630A của ATM 630A chẳng hạn). Nếu là rơle thì thêm giá trị điện áp bình thường và tương đối cân bằng.
      - Quá dòng (ngắn mạch): Giả sử ngắn mạch pha A với pha B. Dòng điện tại 2 pha này sẽ tăng dần đến cực đại và có xu hướng trở về nguồn thông qua ATM. Khi vượt giá trị I tác động của ATM thì ATM sẽ tác động. Nếu là rơle thì thêm giá trị điện áp mất cân bằng do 2 pha ngắn mạch điện áp suy giảm về 0, pha còn lại sẽ tăng bằng Ud.
      - Như vậy chắc bạn đã hiểu.
      Mong ý kiến của mình tốt cho bạn

    5. The Following 5 Users Say Thank You to toanga For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Chúng ta phải phân biệt quá dòng và quá tải. Hai vấn đề này có khác nhau.

      1/. Quá dòng: Khi dòng điện lớn hơn giá trị định mức của thiết bị thì gọi là quá dòng. Thí dụ như động cơ có dòng định mức là 5A, nhưng khi chạy lên đến 6A, thì gọi là quá dòng.

      2/. Quá tải, khi tải của thiết bị lớn hơn tải định mức, thì gọi là quá tải. Thí dụ như công suất của 1 máy biến áp là 25VA, nhưng vận hành ở 30VA thì gọi là quá tải.

      Với đa số thiết bị thông dụng, quá dòng và quá tải thường đi đôi với nhau. Vì thế nói đến quá tải, người ta mặc định xem nó là quá dòng, hoặc nói quá dòng, mặc định xem như quá tải.

      Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có quá dòng nhưng không quá tải. Một số trường hợp khác có quá tải nhưng không quá dòng. Thí dụ:

      Động cơ hoạt động với tải định mức, thí dụ kéo một cỗ máy có tải cố định, nhưng vì điện áp thấp, nên dòng điện tăng lên. Trường hợp này có quá dòng, nhưng không quá tải.

      Máy phát điện được kéo bằng 1 tua bin. công suất tối đa mà tua bin cung cấp tùy thuộc vào lượng hơi và áp suất hơi, thí dụ là 60 MW. Khi điện áp lưới xuống thấp, dòng điện tăng lên, máy phát bị quá dòng, nhưng không quá tải.

      Máy biến dòng đo lường 15VA, hoạt động ở dòng thấp hơn dòng định mức. (giả sử thứ cấp là 4A). Nhưng do tải nối vào nó dó trở kháng cao quá, đến 5 Ω nên công suất lên đến 20 VA. Trường hợp này máy bị quá tải, nhưng không quá dòng.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....


    7. #5
      Tham gia
      25-03-2010
      Bài viết
      921
      Cảm ơn
      175
      Được cảm ơn 1,282 lần, trong 553 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Cô nhóc tài thật, giải thích cái gì nó cũng rõ như... ban ngày!!!
      Em thì đơn giản, cứ hiểu quá tải giống như con ngựa sức chở được 200kg mà bắt nó cõng 300kg thì đương nhiên là nó phải đứng ỳ ra đấy, hoặc khuỵu chân hay lòi ra... 1 số thứ. Như vậy để bảo vệ ngựa khỏi què thì người ta đưa ra cái bảo vệ là cứ cái gì nhớn hơn 200kg thì tự động hất xuống khỏi lưng ngựa.
      Cũng như ví dụ của cô Nhóc hum trước, có con bò mà mỗi ngày công suất vắt được 20 lít sữa vậy mà anh Hải đòi vắt những 30 lít, nó xì cả 1 số thứ k0 phải sữa ra rùi mà vẫn không đủ thì đương nhiên nó phải... cúp điện thôi!!!!

    8. The Following 4 Users Say Thank You to laoton2010 For This Useful Post:


    9. #6
      Tham gia
      28-07-2011
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      8
      Được cảm ơn 6 lần, trong 5 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      chán ghê, cứ topic nào có Conhoc tham gia thì tớ chẳng muốn giải thích thêm nữa.
      quá tải hay quá dòng làm tăng nhiệt độ thiết bị gây hư hỏng cách nhiệt và làm giảm tuổi thọ động cơ, do vậy phải có thiết bị bảo vệ (ATM). Hôm trược có người hỏi dùng cầu chì bảo vệ quá tải đựoc không?? trả lời: về nguyên tắc thì được vì khi dòng tăng cao dây chì sẽ chảy nhưng thực tiễn thì không ai cho phép vì trước khi dây chì chảy thì động cơ xì khói rồi..

    10. Những thành viên đã cảm ơn chatvoitoi vì bài viết hữu ích:


    11. #7
      Tham gia
      08-06-2011
      Bài viết
      953
      Cảm ơn
      14
      Được cảm ơn 332 lần, trong 275 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Trích dẫn Gửi bởi cô Nhóc Xem bài viết
      Chúng ta phải phân biệt quá dòng và quá tải. Hai vấn đề này có khác nhau.

      1/. Quá dòng: Khi dòng điện lớn hơn giá trị định mức của thiết bị thì gọi là quá dòng. Thí dụ như động cơ có dòng định mức là 5A, nhưng khi chạy lên đến 6A, thì gọi là quá dòng.

      2/. Quá tải, khi tải của thiết bị lớn hơn tải định mức, thì gọi là quá tải. Thí dụ như công suất của 1 máy biến áp là 25VA, nhưng vận hành ở 30VA thì gọi là quá tải.

      Với đa số thiết bị thông dụng, quá dòng và quá tải thường đi đôi với nhau. Vì thế nói đến quá tải, người ta mặc định xem nó là quá dòng, hoặc nói quá dòng, mặc định xem như quá tải.

      Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có quá dòng nhưng không quá tải. Một số trường hợp khác có quá tải nhưng không quá dòng. Thí dụ:

      Động cơ hoạt động với tải định mức, thí dụ kéo một cỗ máy có tải cố định, nhưng vì điện áp thấp, nên dòng điện tăng lên. Trường hợp này có quá dòng, nhưng không quá tải.

      Máy phát điện được kéo bằng 1 tua bin. công suất tối đa mà tua bin cung cấp tùy thuộc vào lượng hơi và áp suất hơi, thí dụ là 60 MW. Khi điện áp lưới xuống thấp, dòng điện tăng lên, máy phát bị quá dòng, nhưng không quá tải.

      Máy biến dòng đo lường 15VA, hoạt động ở dòng thấp hơn dòng định mức. (giả sử thứ cấp là 4A). Nhưng do tải nối vào nó dó trở kháng cao quá, đến 5 Ω nên công suất lên đến 20 VA. Trường hợp này máy bị quá tải, nhưng không quá dòng.
      Co nhóc giải thích rất hay nhưng đừng ví dụ dòng thứ cấp máy biến áp đo lường là 4 A lấy là 1 hoặc 5 A cho đúng với quy định

    12. Những thành viên đã cảm ơn caothebac vì bài viết hữu ích:


    13. #8
      Tham gia
      07-07-2008
      Bài viết
      57
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 22 lần, trong 12 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      ước ở tuổi 20 mà kiến thức như "cô nhóc"
      Một trà, một rượu, một đàn bà
      Lăng quăng ba thứ nó hại ta...

    14. #9
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      Trích dẫn Gửi bởi caothebac Xem bài viết
      Co nhóc giải thích rất hay nhưng đừng ví dụ dòng thứ cấp máy biến áp đo lường là 4 A lấy là 1 hoặc 5 A cho đúng với quy định
      Nhóc nói 4 A là để chứng minh là thấp hơn dòng định mức (định mức 5A). Anh chịu khó đọc kỹ lại những gì Nhóc đã viết nè:
      Máy biến dòng đo lường 15VA, hoạt động ở dòng thấp hơn dòng định mức. (giả sử thứ cấp là 4A). Nhưng do tải nối vào nó dó trở kháng cao quá, đến 5 Ω nên công suất lên đến 20 VA. Trường hợp này máy bị quá tải, nhưng không quá dòng.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....

    15. #10
      Tham gia
      13-01-2011
      Bài viết
      61
      Cảm ơn
      46
      Được cảm ơn 17 lần, trong 15 bài

      Mặc định Ðề: hiện tượng quá tải

      hj các bác giải thích tại sao chạy quá tải dòng điện lại tăng không?

    16. Những thành viên đã cảm ơn trungdien121 vì bài viết hữu ích:


    Trang 1 của 5 1234 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016