• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 25
    1. #1
      Tham gia
      07-07-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      3
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Hiện nhà tôi đang sử dụng bể nước đc làm nóng từ năng lượng mặt trời. Kết cấu bể khá đơn giản như sau:
      - Bể có diện tích bề mặt khoảng 1.5 m2
      - Cao 35 cm
      - Xung quanh thành bể được đặt xốp mềm, đảm bảo cách nhiệt (lớp xốp này nằm trong tường)
      - Phía trên đặt tấm kính 5 li, đặt 1 lớp xốp khoảng 5 cm, sau đó lại phủ tiếp 1 tấm kính nữa. đảm bảo trong bể nước là kín.
      - Mực nước trong bể cách tấm kính ngay phía trên là 5cm.

      Cơ sở khoa học:
      - Nước làm nóng dựa trên sự hội tụ của thấu kính và hiệu ứng nhà kính.
      - Khi mặt trời lên, qua 2 lớp kính, năng lượng mặt trời đc hấp thụ qua và bị giữ lại ở lớp kính thứ 2 sức nóng được tăng nhanh
      - Mặt khác, nước lúc này bốc hơi, đọng lại trên mặt tấm kính thứ nhất ngưng tụ thành những giọt nước hình thấu kính lồi (to bằng ngón tay cái - đấy là ở nhà em, còn nhà các bác có thể to hơn) và tạo ra sự hội tụ đốt nóng nước bên trong.

      Kết quả:
      Bình thường trời mùa hè quê em (hải phòng) là nước sẽ lên được 70 - 80 độ C, mùa đông khoảng 32 - 36 độ tùy theo.
      Qua đêm nước vẫn giữ đc 85% độ nóng để dùng cho sáng sớm.


      Tuy nhiên hiện nay (mùa hè) thì nhà em dùng ít quá, rất lãng phí. Bác nào có kinh nghiệm tư vấn xem nước nóng này có thể dùng làm những việc j không? (ghi chú: nhà em nông thôn nên nước này là nước giếng khoan, ko dùng cho việc ăn uống)
      Thanks các bác nhiều

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. Những thành viên đã cảm ơn mrdoan vì bài viết hữu ích:


    3. #2
      Tham gia
      25-01-2010
      Địa chỉ
      Đồng Nai
      Bài viết
      1,013
      Cảm ơn
      293
      Được cảm ơn 673 lần, trong 391 bài

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Nước nóng dư cho vợ rửa chén, vừa tốt da tay vừa sạch, kekeke

    4. Những thành viên đã cảm ơn lightingbolt vì bài viết hữu ích:


    5. #3
      Tham gia
      07-07-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      3
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Rửa chén rồi ấy chứ, có nhà bác nào rửa hết khoảng 200 l nước ko?

    6. #4
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Nhóc thấy anh phân tích về thấu kính hơi lạ. Thấu kính chỉ tập trung ánh sáng - năng lượng vào một chỗ, chứ không sinh ra năng lượng. Như vậy với cái máy của a thì thấu kính cỡ ngón tay chẳng có tác dụng gì.

      Nhóc đã sử dụng các hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời rồi. Khá hấp dẫn, nhưng vẫn có các khuyết điểm sau:

      1/. Mùa nắng nóng, người ta ít cần nước nóng thì nước nóng lại quá nhiều.
      2/. Mùa lạnh không có nắng, nhu cầu nước nóng tăng lên thì lại chẳng có.
      3/. Mùa nóng, ban đêm, cái bể nước nóng có thể tỏa nhiệt ra chút ít, làm nóng thêm.

      Do đó, nếu có thể anh thử cải tiến lại bể, sao cho thu được nước ngưng hơi (cái mà anh gọi là thấu kính) để sử dụng. Như thế có thể có nước sạch, nước chưng cất từ nguồn nước giếng khoan. Như vậy sẽ bổ sung thêm một ít nước uống cho nhu cầu khát nước của mùa hè.

      Thí dụ như anh bố trí tấm kính nghiêng đi một góc, và đặt máng hứng phía cạnh dưới.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....

    7. The Following 2 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:


    8. #5
      Tham gia
      25-01-2010
      Địa chỉ
      Đồng Nai
      Bài viết
      1,013
      Cảm ơn
      293
      Được cảm ơn 673 lần, trong 391 bài

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Trích dẫn Gửi bởi cô Nhóc Xem bài viết
      Nhóc thấy anh phân tích về thấu kính hơi lạ. Thấu kính chỉ tập trung ánh sáng - năng lượng vào một chỗ, chứ không sinh ra năng lượng. Như vậy với cái máy của a thì thấu kính cỡ ngón tay chẳng có tác dụng gì.

      Nhóc đã sử dụng các hệ thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời rồi. Khá hấp dẫn, nhưng vẫn có các khuyết điểm sau:

      1/. Mùa nắng nóng, người ta ít cần nước nóng thì nước nóng lại quá nhiều.
      2/. Mùa lạnh không có nắng, nhu cầu nước nóng tăng lên thì lại chẳng có.
      3/. Mùa nóng, ban đêm, cái bể nước nóng có thể tỏa nhiệt ra chút ít, làm nóng thêm.

      Do đó, nếu có thể anh thử cải tiến lại bể, sao cho thu được nước ngưng hơi (cái mà anh gọi là thấu kính) để sử dụng. Như thế có thể có nước sạch, nước chưng cất từ nguồn nước giếng khoan. Như vậy sẽ bổ sung thêm một ít nước uống cho nhu cầu khát nước của mùa hè.

      Thí dụ như anh bố trí tấm kính nghiêng đi một góc, và đặt máng hứng phía cạnh dưới.
      Chủ yếu là nhờ hiệu ứng nhà kính thôi, chuyện ngưng đọng nước không phải cái quan trọng.

      Ý kiến của cô Nhóc về làm bình gom nước ngưng tụ rất hay.

      Còn chuyện mùa đông k có nắng thì nước nóng là không có hay là có mà ít vậy? Cô Nhóc cho mình biết thêm chỗ này nhé.

      Ví dụ một ngày trời đầy mây, nhưng vẫn sáng thì máy nước nóng của nhà cô Nhóc có cho ra nước nóng không?

    9. #6
      Tham gia
      07-07-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      3
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Thanks cô nhóc vì ý tưởng này. Thật tiếc là vấn đề chưng cất như vậy cũng ko thể sử dụng được với nguồn nước giếng khoan (nước vẫn có vị ngang riêng). Cái cần chú ý là nguồn nhiệt của nước có thể dùng vào việc gì khác phục vụ cho sinh hoạt không? cần ý kiến mọi người. cảm ơn!

    10. #7
      Tham gia
      07-07-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      3
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Trích dẫn Gửi bởi lightingbolt Xem bài viết
      Chủ yếu là nhờ hiệu ứng nhà kính thôi, chuyện ngưng đọng nước không phải cái quan trọng.
      Vấn đề tập trung năng lượng để giúp đốt nóng nhanh hơn, chứ mình ko nói sẽ thu đc nhiều nhiệt hơn

    11. #8
      Tham gia
      05-07-2010
      Bài viết
      16
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 3 lần, trong 3 bài

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Bạn hỏi một câu khá là lạ, mà cũng có nhiều người tham gia trả lời, chắc là diễn đàn hết việc rùi. Không bàn về cái "bể nước nóng làm từ năng lượng mặt trời", vấn đề là nước nóng ở nhà bạn phải được sử dụng bởi chính bạn, chứ sử dụng nước nóng mà cũng lên đây hỏi "kinh nghiệm" thì chắc diễn đàn đóng cửa.
      CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI TRẦN ĐÀO

    12. #9
      Tham gia
      07-07-2010
      Bài viết
      6
      Cảm ơn
      3
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Trích dẫn Gửi bởi missed-words Xem bài viết
      Bạn hỏi một câu khá là lạ, mà cũng có nhiều người tham gia trả lời, chắc là diễn đàn hết việc rùi. Không bàn về cái "bể nước nóng làm từ năng lượng mặt trời", vấn đề là nước nóng ở nhà bạn phải được sử dụng bởi chính bạn, chứ sử dụng nước nóng mà cũng lên đây hỏi "kinh nghiệm" thì chắc diễn đàn đóng cửa.
      Ko biết là cậu ko hiểu ý câu hỏi hay IQ ở dưới mức bình thường, mình ko giải thích với cậu.

    13. #10
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Bể nước dùng sức nóng mặt trời

      Có điều kiện, bạn thử phát triển hẳn thành 1 cái mái nhà nước. Điều hòa nhiệt độ trong nhà luôn.

    14. Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:


    Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016