• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 11
    1. #1
      Tham gia
      02-12-2009
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 5 lần, trong 3 bài

      Red face giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      mình đọc tài liệu vẫn hay gặp khái niệm"trôi (di) điểm trung tính", mong các pác có thể giải thích và ví dụ cụ thể giúp e được k?
      một điều này nữa, e có đọc được 1 bài báo nói rằng hệ thống 3 dây nối Y và delta cách đất hiện nay k được sử dụng vì an toàn cho người và thiết bị. các pác jai thik giúp e hộ.
      thanks!

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. The Following 3 Users Say Thank You to dragonfly1111 For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      13-02-2010
      Địa chỉ
      HCMC
      Bài viết
      251
      Cảm ơn
      134
      Được cảm ơn 343 lần, trong 129 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      Trôi điểm trung tính có thể hiểu nôm na thế này :

      _Điểm trung tính tốt là điểm trung tính có điện thế bằng với điện thế đất. Trong thực tế, nếu bạn đo điện áp giữa dây N và dây PE bằng không thì trung tính này tốt.

      _Khi tải không cân pha thì trong dây trung tính có dòng điện do vậy có hiện tượng rơi áp ở dây trung tính, do vậy điện thế của dây trung tính không bằng điện thế đất (đo điện áp giữa N và PE khác không). Người ta gọi hiện tượng này là trôi trung tính.

    4. The Following 9 Users Say Thank You to tronghuan For This Useful Post:


    5. #3
      Tham gia
      15-03-2010
      Địa chỉ
      thg thật
      Bài viết
      613
      Cảm ơn
      331
      Được cảm ơn 526 lần, trong 274 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      Trích dẫn Gửi bởi tronghuan Xem bài viết
      Trôi điểm trung tính có thể hiểu nôm na thế này :

      _Điểm trung tính tốt là điểm trung tính có điện thế bằng với điện thế đất. Trong thực tế, nếu bạn đo điện áp giữa dây N và dây PE bằng không thì trung tính này tốt.

      _Khi tải không cân pha thì trong dây trung tính có dòng điện do vậy có hiện tượng rơi áp ở dây trung tính, do vậy điện thế của dây trung tính không bằng điện thế đất (đo điện áp giữa N và PE khác không). Người ta gọi hiện tượng này là trôi trung tính.

      Có thể tăng cường hệ thống tiếp địa đường dây để giải quyết vấn đề này.
      ĐIỆN không bao giờ được rút kinh nghiệm
      nmqpower@webdien.com

    6. Những thành viên đã cảm ơn nmqpower vì bài viết hữu ích:


    7. #4
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      Hiện tượng trôi trung tính có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

      Đối với mạng trung thế trung tính cách đất, hoặc nối đất qua tổng trở cao:

      Nếu máy biến áp nối sao và trung tính cách ly, thì điện áp giữa đất và 3 pha sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào điện trở cách điện, điện dung ký sinh của đường dây...

      Do đó thường người ta sẽ không cách ly mà nối đất qua tồng trở. Tổng trở này phải đủ lớn để giới hạn dòng chạm đất, nhưng phải đủ nhỏ để không bị anh hưởng của các thành phần trên.

      Nếu tổng trở này bị tăng trị số, thì các thành phần trên sẽ tham gia vào hệ thống làm sai lệch điện áp giữa đất với trung tính. Điện thế của 1 trong các pha sẽ tăng lên, trong khi thế của các pha còn lại giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng cách điện của những thiết bị nào có cách điện yếu.

      Đối với hệ thống 3 pha nguồn nối tam giác, người ta phải tạo trung tính giả để nối đất, gọi là biến áp nối đất, thường là biến áp nối sao - tam giác hở. Tổng trở trung tính nối đất của hệ thống tùy thuộc vào điện trở nối trong mạch tam giác hở MBA này.

      Nếu mạch tam giác hở bị hở, hoặc điện trở này tăng cao, thì tình trạng cũng như trên.

      Đối với mạng hạ thế 3 pha 4 dây:

      Do dây trung tính là dây mang dòng tải, và do tải 3 pha thường không cân bằng, nên thường có dòng trong dây trung tính.

      Nếu dây trung tính bị đứt, dòng này bị gián đoạn, điện thế của dây trung tính phía sau điểm bị đứt sẽ có điện áp khác với điện áp trung tính. Độ sai lệch này tùy thuộc vào độ mất cân bằng dòng tải giữa 3 pha.

      Để giảm bớt độ lệch này, trung tính nguồn phải nối đất thật tốt, và đường dây trung tính phải có nối đất lặp lại. Khi đó mức độ trôi trung tính sẽ tùy thuộc vào điện trở của nối đất. Nếu điện trở nối đất lớn sẽ trôi nhiều, nhỏ trôi ít.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....

    8. The Following 11 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:


    9. #5
      Tham gia
      26-09-2010
      Địa chỉ
      Lâm Đồng .
      Bài viết
      61
      Cảm ơn
      111
      Được cảm ơn 9 lần, trong 9 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      chị giải thích khái niệm tam giác hở cho em với ? Có phải MBA thường nối Tam Giac - Sao là máy tăng áp ko chị Nhóc

    10. #6
      Tham gia
      05-05-2011
      Bài viết
      9
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 3 lần, trong 2 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      MBA tăng hay giảm áp cũng đwowcj em trai ah. đó là do minh muốn sử dụng vào mục đích gì. còn tam giác hở là lấy 3 cuộn dây nối với nhau như tam giác vậy nhwng để hở một đầu. hiểu chưa?

    11. Những thành viên đã cảm ơn nvbaccm vì bài viết hữu ích:


    12. #7
      Tham gia
      02-08-2011
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      hi . chào các bác

    13. #8
      Tham gia
      26-09-2010
      Địa chỉ
      Lâm Đồng .
      Bài viết
      61
      Cảm ơn
      111
      Được cảm ơn 9 lần, trong 9 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      òh hay quá, cảm ơn mọi người đã giải thích, bây giờ thì em hiểu được phần nào rồi
      Schneider Electric .

    14. #9
      Tham gia
      26-05-2011
      Bài viết
      76
      Cảm ơn
      41
      Được cảm ơn 23 lần, trong 17 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      Các bác cho e hỏi: khi tải 3pha không cân bằng thì sẽ xuất hiện trôi điểm không. Giả sử biện pháp nối đất lặp lại ko thực hiện mà thực tế dòng tải 3pha rất ít khi cân bằng. Vậy dòng không cân bằng bao nhiêu thì sẽ trôi điểm không?

    15. #10
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: giải thích khái niệm"trôi (di) điểm trung tính"

      Nếu hệ thống thiết kế tốt, thì dòng lệch nhau đến 100% định mức, thí dụ một pha đầy tải, 2 pha không tải, thì trung tính sẽ trôi đi không quá 5%.

      Trong trường hợp trôi quá 5% là do đứt hoặc tiếp súc xấu trên dây trung tính.

    16. The Following 3 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:


    Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Phân biệt tường tận 2 thuật ngữ: "Cung cấp" và "Phân phối"
      Bởi Văn Quyết BK trong diễn đàn THẢO LUẬN VỀ CƠ ĐIỆN - M&E
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 05-12-2012, 11:17
    2. Trả lời: 78
      Bài cuối: 04-12-2011, 17:57
    3. Thảo luận - về "Chiết áp trung thế 24Kv"
      Bởi hiepga789 trong diễn đàn Thiết bị đóng cắt và đo lường
      Trả lời: 9
      Bài cuối: 16-02-2011, 01:37
    4. 18/09/2010 Chúc Mừng Sinh Nhật "cô Nhóc" và pé "xuxupzo"
      Bởi wendy trong diễn đàn LÀM QUEN - KẾT BẠN - GIAO LƯU
      Trả lời: 23
      Bài cuối: 27-09-2010, 21:47
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016