Kết quả 1 đến 10 của 13
Chủ đề: Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
-
15-08-2010, 22:32 #1
Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng sexchữ I, từ chữ tiếng Đức Intensität, nghĩa là cường độ. Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.
- I tb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)
- ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)
- Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:
Điện thế
Trong điện học, điện thế là trường thế vô hướng của điện trường; tức là građiên của điện thế là véctơ ngược hướng và cùng độ lớn với điện trường.
Cũng như mọi trường thế vô hướng, điện thế có giá trị tùy theo quy ước điện thế của điểm lấy mốc. Trong kỹ thuật điện và điện tử học, khái niệm hiệu điện thế hay điện áp thường được dùng khi so sánh điện thế giữa hai điểm, hoặc nói về điện thế của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có điện thế bằng 0.
Như mọi trường véctơ có dạng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (ví dụ lực hấp dẫn), trường véctơ cường độ điện trường là một trường véctơ bảo toàn. Điều này nghĩa là mọi tích phân đường của véctơ cường độ điện trường E từ vị trí r0 đến r:
Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là điện thế:
Trong hệ đo lường quốc tế, điện thế được đo bằng Volt (viết tắt là V).
Công suất
Công suất P (từ tiếng Anh Power) là một đại lượng cho biết công được thực hiện ΔW hay năng lượng biến đổi ΔE trong một khoảng thời gian T = Δt.
hay ở dạng vi phân
.
Trong hệ SI, công suất có đơn vị đo là watt (W).
Công suất cơ
Trong chuyển động đều, thời gian Δt, khoảng cách ΔS, chuyển dộng với vận tốc v dưới tác dụng của lực F thì công suất được tính:
Trong chuyển động quay, thời gian Δt, góc quay Δφ, vận tốc góc ω dưới tác dụng của mômen M thì công suất là:
Công suất điện
Công suất điện tức thờivới u, i là những giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
Nếu u và i không đổi theo thời gian (dòng điện không đổi) thì.
Trong điện xoay chiều, có 3 loại công suất: công suất hiệu dụng P, công suất hư kháng Q và công suất biểu kiến S, với S = P + iQ (i: đơn vị số ảo) hay S2 = P2 + Q2
Điện trở
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó:
- U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
- I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
- R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay chiều, khái niệm sự cản trở dòng điện được mở rộng ra thành trở kháng, trong đó điện trở là phần trở kháng thuần của trở kháng tổng cộng.
Đối với nhiều chất dẫn điện, trong điều kiện môi trường (ví dụ nhiệt độ) ổn định, điện trở không phụ thuộc vào giá trị của cường độ dòng điện hay hiệu điện thế. Hiệu điện thế luôn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện và hằng số tỷ lệ chính là điện trở. Trường hợp này được miêu tả theo định luật Ohm và các chất dẫn điện như thế gọi là các thiết bị ohm. Các thiết bị này nhiều khi cũng được gọi là các điện trở, như một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện, được ký hiệu với chữ R (tương đương với từ resistor trong tiếng Anh).
Công suất phản kháng
Công suất phản kháng, công suất hư kháng,công suất ảo Q là 1 khái niệm trong ngành kĩ thuật điện dùng để chỉ phần công suất điện được chuyển ngược về nguồn cung cấp năng lượng trong mỗi chu kỳ do sự tích lũy năng lượng trong các thành phần cảm kháng và dung kháng, được tạo ra bởi sự lệch pha giữa hiệu điện thế u(t) và dòng điện i(t).
Khi u(t), i(t) biến đổi theo đồ thị hàm sin thì, với U, I: giá trị hiệu dụng u(t), i(t); φ là pha lệch giữa u(t), i(t).
Công suất hư kháng Q là phần ảo của công suất biểu kiến S, S = P + iQ.
Đơn vị đo Q là var (volt amperes reactive), 1 kvar = 1000 var.
Công suất hiệu dụng
Công suất hiệu dụng, công suất thực P, là phần công suất điện có thể biến đổi thành các dạng công suất khác (cơ, nhiệt, hay hóa). Đơn vị của công suất hiệu dụng P la watt (W).
Khi hiệu điện thế u(t) và cường độ dòng điện i(t) không đổi thì P = U · I.
Nếu u(t) và i(t) là những giá trị biến đổi thì P là giá trị trung bình của công suất tức thời p
, với U, I: giá trị hiệu dụng u(t), i(t); φ là pha lệch giữa u(t), i(t).
Công suất hiệu dụng P là phần thực của công suất biểu kiến S, S = P + iQ.
Điện dung
Nếu đặt vào 2 bản cực dẫn điện của tụ điện một điện áp thì các bản cực này sẽ tích các điện tích trái dấu. Khoảng không gian này sẽ tích lũy một điện trường, điện trường này phụ thuộc vào một hệ số C gọi là điện dung của tụ điện.
C = dq/dU
Dung kháng của tụ điện: Xc = 1/ωC = 1/2πfC
Đối với tụ điện lí tưởng thì không có dòng qua hai tấm bản cực tức là tụ điện không tiêu thụ công suất. Nhưng thực tế vẫn có dòng từ cực này qua lớp điện môi đến cực kia của tụ điện, vì vậy trọng tụ có sự tổn hao công suất. Thường sự tổn hao này rất nhỏ và người ta thường đo góc tổn hao (tgδ) của tụ để đánh giá tụ điện.
Để tính toán, tụ điện được đặc trưng bởi một tụ điện lý tưởng và một thuần trở mắc nối tiếp nhau (đối với tụ có tổn hao ít) hoặc mắc song song với nhau (đối với tụ có tổn hao lớn), trên cơ sở đó xác định góc tổn hao của tụ.
....còn nữa mai pót-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- hướng dẫn sử dụng online class
- Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
- tổng hợp các bài giảng có trong webdien.com
- chống sét cho tòa nhà
- Xin nhờ giúp đỡ về lỗi autocad
- xin giúp đỡ về auto cad
- Tiếp địa TBA và đường dây
- Khoi dong tu kdp125
- Training PLC Rockwell Tại Đà Nẵng
- học online
- Tài liệu học điện dân dụng cơ bản
- Một số video hướng dẫn học PLC AB RSLogix 5000
- HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG- Dialux4.7.5
- Phần 1:cấu trúc phần cứng của hệ thống scada
- điều khiển từ thông roto ( FOC )
.
Hãy nhấn Thank nếu bài viết này có ích cho bạn.
-
The Following 40 Users Say Thank You to itvn For This Useful Post:
adamantium,akiramenai,bigcupid2907,buinguyen20,CaMapCute,daoducan,duytan9x,elnino202,ga'38!,hacker_mutrang_,hoangtunghd2010,hocroivandot,huankd,hungdung05,kutboy,ladygaga198x,lehoang190873,mr_david6789,ngocpaoo,Nguyenvuong,Pebbles,phucquoc,phuong31586,phuvo85,rainbowsmiles^^,sonshell,technic-girl,thjeujasjtjnh,trandanhut14,transangnguyen,tronghuan,trungquydaknong,vietchip,vinhtnb,votka65,vuducquynhhd92,vunamk51,westlifepro,xuanhoa0606
-
-
28-08-2010, 17:52 #2
Ðề: Các định nghĩa cơ bản
Bạn có thể giải thích cho minh mấy khái niệm điện tích, điện áp, dòng điện và năng lượng điện này được không
-
Những thành viên đã cảm ơn technic-girl vì bài viết hữu ích:
-
01-09-2010, 19:05 #3
Ðề: Các định nghĩa cơ bản
1. Điện tích: là một tính chất cơ bản và không đổi của một số hạt hạ nguyên tử, đặc trưng cho tương tác điện từ giữa chúng. Điện tích tạo ra trường điện từ và cũng như chịu sự ảnh hưởng của trường điện từ. Sự tương tác giữa một điện tích với trường điện từ, khi nó chuyển động hoặc đứng yên so với trường điện từ này, là nguyên nhân gây ra lực điện từ, một trong những lực cơ bản của tự nhiên . Điện tích còn được hiểu là "hạt mang điện".
Theo quy ước, có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. Điện tích của electron là âm, ký hiệu là -e còn điện tích của proton là dương, ký hiệu là +e với e là giá trị của một điện tích nguyên tố.
Các hạt mang điện cùng dấu (cùng dương hoặc cùng âm) sẽ đẩy nhau. Ngược lại, các hạt mang điện khác dấu sẽ hút nhau. Tương tác giữa các hạt mang điện nằm ở khoảng cách rất lớn so với kích thước của chúng tuân theo định luật Coulomb
2. Điện áp: Bạn xem phần điện thế phía trên
3. Năng lượng điện: hay là điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện.
Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năngbóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa). (
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hộikilowatt giờ, với giá bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm, và lượng tiêu thụ. loài người hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo.
Hãy nhấn Thank nếu bài viết này có ích cho bạn.
-
The Following 8 Users Say Thank You to itvn For This Useful Post:
-
01-09-2010, 22:03 #4
Ðề: Các định nghĩa cơ bản
Trời ạ! Lại có vụ giải thích khái niệm cơ bản nữa à!
Webdien bây giờ thêm nhiệm vụ dạy học nữa đây!
Thế này thì mất thì giờ rồi!
-
The Following 2 Users Say Thank You to Đầu Trâu Mặt Ngựa For This Useful Post:
-
11-10-2010, 11:28 #5
Ðề: Các định nghĩa cơ bản
hiện nay mình đang cần tìm hiểu kỹ hơn vấn đề về khái niệm góc tổn hao (tgδ) và cách xác định (đo) nó, mong pro nào biết thì chỉ giáo nhé, thanks nhiều
-
10-01-2011, 21:13 #6
Ðề: Các định nghĩa cơ bản
dòng điện: dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang diện trái dấu( hạt proton và hạt nơtron), một định nghĩa khác:dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích tự do theo một hướng nhất dịnh dưới tác dụng của một lực điện trường.
Điện áp: điện áp được hình thành khi hai vật dẫn tích điện trái dấu.dòng điện ưu tiên đi từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp.Click "thank" nếu bài này giúp ích cho ban!
-
17-02-2012, 16:39 #7
Ðề: Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
mình muốn hỏi là mình vừa học xong về tụ bù kháng để giảm dòng điện nhưng khi áp dụng thực tế thì mình thấy những thiết bị điện không có ghi cosphi của thiết bị hay dòng điện để tính tụ vậy bạn có cách nào chỉ cho mình biết dòng điện và cosphi của các thiết bị điện
-
02-05-2012, 20:56 #8
Ðề: Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
bó tay
-
03-05-2012, 07:11 #9
Ðề: Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
Lộn xộn quá à
-
04-05-2012, 00:35 #10
Ðề: Các định nghĩa ĐIỆN cơ bản
Đúng là lộn xộn quá, coi mà chẳng tổng hợp được gì. Mình là dân kỹ sư cũng bó tay. Dưới đây mình có cuốn tài liệu về điện rất hữu ích đối với dân ngành điện. Nhưng được viết bằng tiếng anh, nếu anh em nào muốn mình share cho. Tên tài liệu là Ugly's Electrical Reference 2005, cuốn này rất hay.
-
The Following 3 Users Say Thank You to ngoctuanspk For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Nghĩ coi đúng hok
Bởi nhoc_vip_9x_x trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓTrả lời: 6Bài cuối: 07-03-2022, 07:26 -
Ý nghĩa của ác mộng có thể bạn chưa biết
Bởi tranluong776 trong diễn đàn THƯ GIÃNTrả lời: 14Bài cuối: 23-10-2021, 20:33 -
Trợ giúp - Ý nghĩa của tổ đấu dây MBA là gì?Giúp mình trả lời câu hỏi này nha, cần gấp
Bởi jknewiloveu trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 4Bài cuối: 05-11-2013, 21:28 -
Nhờ các bạn dịch giúp một số câu khó giải nghĩa.
Bởi tanirac trong diễn đàn NGOẠI NGỮ CHO DÂN ĐIỆNTrả lời: 5Bài cuối: 26-07-2012, 19:12 -
Trợ giúp - ý nghĩa của thông số: công suất ngắn mạch tại điểm đấu điện
Bởi nhunglao_epu trong diễn đàn HỎI & ĐÁP VỀ ĐIỆNTrả lời: 2Bài cuối: 21-09-2011, 11:43