Kết quả 1 đến 10 của 22
-
18-08-2010, 19:35 #1
cho em hỏi với: khi mà cos phi =1 thì công suất P nó ntn và khi cos phi = 0,9 thì công suất P nó ntn ạ?
các bác ơi cho em hỏi với khi ma cos phi =1 thi công suất P nó ntn và khi cos phi = 0,9 thì công suất P nó ntn? mà cosphi co liên quan gì đến công suất Q ko hả các bác?
bác nào có tài liệu nói về vấn đề nay thì cho em xin 1 bản
phiền các bác gửi vào mail cho em nha.
ng.v.huongslhpp@gmail.com
em thank các bác nhiều nhé-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
-
18-08-2010, 20:07 #2
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Cos phi là hệ số công suất, nó được tính theo các công thức sau:
- Cos phi = P/S=P/căn bậc 2 của (P*P+Q*Q), khi cos phi =1 tức là Q = 0, tải lúc này thuần trở, chỉ tiêu thị điện năng P mà không có sự phóng nạp Q. Khi Cos phi = 0,9 tức là Q khác 0. Nếu với công suất toàn phần (biểu kiến) S không đổi thì khi Cos phi = 1, sẽ được P là lớn nhất, khi Cos phi = 0,9 thì P sẽ nhỏ đi một chút. Cũng từ công thức trên ta thấy cos phi có liên quan đến Q, khi Q càng lớn thì Cos phi càng nhỏ và ngược lại.
- Cos phi = R/Z = R/căn bậc 2 của (X*X+R*R) với R là điện trở thuần, X là điện kháng, X = XL-XC = Điện kháng của cuộn dây (cảm kháng) - Điện kháng của tụ điện (dung kháng).
- Cos phi = Itác dụng/I toàn phần = Itác dụng/căn bậc 2 của (I tác dụng*I tác dụng+I phản kháng*I phản kháng).
Trân trọng!Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!
-
-
20-10-2010, 15:26 #3
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
dạo này forum xuất hiện nhiều câu hỏi như thế nào ý nhỉ, các bác chịu khó tìm trong forum những bài cũ,hoặc xem qua sách 1 tý trước đã nhé.
-
19-04-2011, 14:08 #4
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
xin góp ý voi bác nguyenhoanui là: việc cosfi lớn hay nhỏ không ảnh hưởng tới công suất thực P. nó chỉ làm thay đổi dòng điện thôi. khi cosfi lớn thì dòng điện cấp cho tải sẽ nhỏ và ngược lại. đối với động cơ, để thay đổi P thì ta thay đổi tải trên trục động cơ.
-
21-04-2011, 15:20 #5
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Các bác cho em hỏi tại sao động cơ thường xuyên chạy non tải (trong phân xưởng cơ khí chẳng hạn) lại tiêu thụ lượng công suất phản kháng Q lớn đồng nghĩa hệ số cos phi sẽ nhỏ
-
21-04-2011, 16:25 #6
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Vẽ tam giác công suất ra sẽ thấy đc điều này thôi. Góc phi càng lớn (Cosphi càng bé)=> Q càng lớn => hàng tháng trả tiền thêm Q càng cao.
CườngKim
-
Những thành viên đã cảm ơn bkc vì bài viết hữu ích:
-
21-04-2011, 16:35 #7
-
21-04-2011, 17:07 #8
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Không phải là động cơ chạy non tải thì công suất phản kháng Q lớn, mà là tỉ lệ giữa công suất phản kháng Q và công suất toàn phần S sẽ lớn, từ đó dẫn đến cos phi nhỏ.
Lý do: động cơ luôn cần một lượng công suất phản kháng Q gần như không đổi để từ hóa mạch từ động cơ. Nếu chạy non tải thì công suất tiêu thụ P nhỏ, trong khi đó Q vẫn giữ nguyên, do đó cos phi khi chạy non tải thấp.
-
The Following 2 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
21-04-2011, 17:31 #9
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Thế mà trước đây e cứ tưởng động cơ chạy càng non tải thì Q càng tăng
Về đọc lại Máy điện khẩn cấp.
Thanks bác baohuy_pla nha
-
21-04-2011, 18:33 #10
Ðề: hỏi về hệ số công suất cos phi
Em nói theo ngôn từ ngu ngu 1 chút nha , nếu sai sót anh chị chỉ bảo giúp em
Khi có phi = 1 thì có nghĩa là P=S và Q=0 , nhưng điều này không bao giờ xảy ra vì
Bất kỳ mạch điện nào cũng có cảm kháng trong đó
mạch có tính cảm càng lớn thì góc phi càng lớn, dòng điện dẫn nhỏ (về mặt đại số), tất nhiên công suất cũng nhỏ theo P=UIcos(phi), chẳng ai muốn điều này xảy ra , vì nó không có lợi khi truyền tải
Vì thế người ta luôn muốn tăng cos(phi), thế tăng cos(phi) bằng cách nào ???
để tăng cos(phi), người ta gắn thêm 1 tụ điện, bạn xem hình sau sẽ rõ:
bây giờ bạn có thể tự hình dung ra vì sao cần tăng cos(phi) rồi chứ , và vì sao cần giảm Q
mối liên hệ giữa P và Q như sau :
P = UxIxcos(phi) (kW)
Q = UxIxSin(phi) (kVAr)
Pa = S = UxI (kVA)
HELLO
-
Những thành viên đã cảm ơn nhockid vì bài viết hữu ích: