• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 7 của 7
    1. #1
      Tham gia
      18-06-2010
      Bài viết
      10
      Cảm ơn
      25
      Thanked 1 Time in 1 Post

      Mặc định hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất


    2. #2
      Tham gia
      19-06-2009
      Địa chỉ
      HaNoi University of Industry
      Bài viết
      83
      Cảm ơn
      40
      Được cảm ơn 62 lần, trong 33 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      thế bạn thử xem xem tại sao các thiết bị dùng điện như quạt, ấm nước, nối cơm lại có đơn bị đo công suất là W hoặc KW, Còn máy biến áp lại có đơn bị đo cs là KVA
      Mình nghĩ là các thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp sẽ có đơn vị đo cs là W , KW. còn Máy biến áp là tbđ ko tiêu thụ điện ( tiêu thụ rất ít do tổn hao ) mà chỉ là để truyền tải năng lượng điện nên sẽ có cs là KVA

    3. Những thành viên đã cảm ơn dungngoc vì bài viết hữu ích:


    4. #3
      Tham gia
      14-06-2009
      Địa chỉ
      Hanoi University of Science and Technology
      Bài viết
      969
      Cảm ơn
      500
      Được cảm ơn 1,482 lần, trong 551 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      Tôi trả lời theo cách hiểu của mình như sau:

      Trước tiên ta nhắc lại xem các đơn vị ấy dùng cho công suất gì.

      W là đơn vị đo công suất tác dụng (P).

      VAr là đơn vị đo công suất phản kháng (Q).

      VA là đơn vị đo công suất toàn phần (S) (biểu kiến).

      Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có 3 đơn vị khác nhau cho các loại công suất này.

      - Đơn vị công suất tác dụng W vốn ra đời từ rất lâu trước khi có điện (thời còn dùng máy hơi nước) và được định nghĩa là "công sinh ra trong 1 đơn vị thời gian" 1W = 1J/1s (Jule/second).

      Như vậy, chỉ có công suất nào sinh công thì mới có đơn vị là W, do đó W được dùng cho công suất tác dụng - công suất hữu công.

      - Công suất toàn phần (biểu kiến) bao gồm cả thành phần hữu công (công suất tác dụng) và vô công (công suất phản kháng) nên không dùng W làm đơn vị đo được.

      Người ta gọi nó là công suất biểu kiến bởi nó là công suất đi vào thiết bị điện mà ta "nhìn thấy" biểu thị bởi tích của điện áp và dòng điện Volt*Ampe, do vậy, người ta lấy đơn vị VA để đo công suất biểu kiến.

      - Công suất phản kháng là thành phần công suất vô công, nó hoàn toàn không sinh ra được một Jule nào hết, do vậy đương nhiên không dùng được đơn vị W. Người ta cũng không "nhìn thấy" được công suất phản kháng bằng tích điện áp và dòng điện, dùng đơn vị VA cũng sẽ lẫn với công suất toàn phần.

      Do vậy, người ta dùng đơn vị VAr với chữ "r" là viết tắt của "reactive" mang nghĩa "phản kháng" cho loại công suất này.


    5. The Following 6 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      14-02-2009
      Bài viết
      141
      Cảm ơn
      24
      Được cảm ơn 32 lần, trong 28 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      Trích dẫn Gửi bởi nguyencanh1990 Xem bài viết
      Tiện đây e, hỏi chút, ta có S= P/cos phi
      ví dụ em có P=16200 kw, cos phi = 1 thì suy ra S=16200/1=16200 (VA) hay S=16.2 (VA) ạ? học học em càng quẩn, chán thật .
      Mong Anh Chị trả lời giúp, gấp lắm ạ
      chắc phải đi bổ túc lại cấp 3 quá

    7. Những thành viên đã cảm ơn nghia_bk vì bài viết hữu ích:


    8. #5
      Tham gia
      19-12-2012
      Địa chỉ
      Hồ Chí Minh, Việt Nam
      Bài viết
      74
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 33 lần, trong 24 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      Trích dẫn Gửi bởi dtvtc89 Xem bài viết
      câu hỏi có vẻ hơi buồn cười nhưng mong a chị trả lời giùm.
      Em muốn hỏi về đơn vị của mấy cái công suất S, Q, P là KVA, VAR, KW. tại sao lại chia ra như vậy mặc dù VA=W suy ra KVA=KW.thế thì tại sao ng ta lại phải chia ra nhiều đơn vị như vậy
      Cám ơn các a chị

      S: công suất biểu kiến đơn vị Va
      Công thức tính: S= U*I (1pha)
      P: Công suất tác dụng đơn vị : W , đây là công suất phải trả tiền điện
      Công thức tính: P= U*I * cosphi
      Khi cosphi =1 thì S = P
      Q: Công suất phản kháng đơn vị Var , đây là công suất không phải trả tiền, nhưng làm dòng trên dây cao lên, gây sụt áp và nóng dây. Cái này điện lực có mức phạt qui định.
      Công thức tính: Q= U*I *sinphi

      S = P + jQ

      tính về độ lớn : S = căn ( P^2 + Q^2)
      Thang Nguyen
      HP: 0973304729
      Email: thang.nguyen@dien-vietnam.com
      web: http://www.dien-vietnam.com

    9. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenduythang9 For This Useful Post:


    10. #6
      Tham gia
      18-09-2013
      Bài viết
      17
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 5 lần, trong 5 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      Trích dẫn Gửi bởi nguyencanh1990 Xem bài viết
      Tiện đây e, hỏi chút, ta có S= P/cos phi
      ví dụ em có P=16200 kw, cos phi = 1 thì suy ra S=16200/1=16200 (VA) hay S=16.2 (VA) ạ? học học em càng quẩn, chán thật .
      Mong Anh Chị trả lời giúp, gấp lắm ạ
      P=16200 kW thì S=16200 kVA=16,2 MVA(mega vol ampe)(công suất cao nhỉ biến áp cấp 110kV à)
      +++---o0o---+++
      Trích dẫn Gửi bởi baohuy_pla Xem bài viết
      Tôi trả lời theo cách hiểu của mình như sau:

      Trước tiên ta nhắc lại xem các đơn vị ấy dùng cho công suất gì.

      W là đơn vị đo công suất tác dụng (P).

      VAr là đơn vị đo công suất phản kháng (Q).

      VA là đơn vị đo công suất toàn phần (S) (biểu kiến).

      Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có 3 đơn vị khác nhau cho các loại công suất này.

      - Đơn vị công suất tác dụng W vốn ra đời từ rất lâu trước khi có điện (thời còn dùng máy hơi nước) và được định nghĩa là "công sinh ra trong 1 đơn vị thời gian" 1W = 1J/1s (Jule/second).

      Như vậy, chỉ có công suất nào sinh công thì mới có đơn vị là W, do đó W được dùng cho công suất tác dụng - công suất hữu công.

      - Công suất toàn phần (biểu kiến) bao gồm cả thành phần hữu công (công suất tác dụng) và vô công (công suất phản kháng) nên không dùng W làm đơn vị đo được.

      Người ta gọi nó là công suất biểu kiến bởi nó là công suất đi vào thiết bị điện mà ta "nhìn thấy" biểu thị bởi tích của điện áp và dòng điện Volt*Ampe, do vậy, người ta lấy đơn vị VA để đo công suất biểu kiến.

      - Công suất phản kháng là thành phần công suất vô công, nó hoàn toàn không sinh ra được một Jule nào hết, do vậy đương nhiên không dùng được đơn vị W. Người ta cũng không "nhìn thấy" được công suất phản kháng bằng tích điện áp và dòng điện, dùng đơn vị VA cũng sẽ lẫn với công suất toàn phần.

      Do vậy, người ta dùng đơn vị VAr với chữ "r" là viết tắt của "reactive" mang nghĩa "phản kháng" cho loại công suất này.
      cho mình hỏi "nhìn thấy " có thể hiểu thế nào nghĩa đen hay hiểu theo là cảm nhận = các giác quan vd: làm nóng vỏ máy là vô công hay là hữu công có hại, công này nhìn thấy ko
      tốt nhất giúp mình giải thích phân biệt hữu công và vô công
      Sửa lần cuối bởi qcuong1401; 26-10-2013 lúc 16:43.

    11. #7
      Tham gia
      28-03-2014
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: hỏi về bản chất của mấy đơn vị công suất

      Trích dẫn Gửi bởi nguyenduythang9 Xem bài viết
      S: công suất biểu kiến đơn vị Va
      Công thức tính: S= U*I (1pha)
      P: Công suất tác dụng đơn vị : W , đây là công suất phải trả tiền điện
      Công thức tính: P= U*I * cosphi
      Khi cosphi =1 thì S = P
      Q: Công suất phản kháng đơn vị Var , đây là công suất không phải trả tiền, nhưng làm dòng trên dây cao lên, gây sụt áp và nóng dây. Cái này điện lực có mức phạt qui định.
      Công thức tính: Q= U*I *sinphi

      S = P + jQ

      tính về độ lớn : S = căn ( P^2 + Q^2)
      Bác cho em hỏi chút về vấn đề này nhé.
      Theo em hiểu Công tơ điện là để đo công suất tiêu thụ điện và có đơn vị là KW. Có nghĩa là đo công suất tác dụng. Nhưng có ý kiến cho rằng Công tơ điện là đo công suất toàn phần. Em đã làm thí nghiệm như sau: Mắc 1 tụ điện vào Công tơ. Đáng lẽ Công tơ không quay do tụ điện không tiêu thụ điện năng. Nếu có hiện tượng lưỡng cực điện do làm nóng dung môi thì Công tơ phải quay rất chậm nhưng trong thí nghiệm Công tơ lại quay khá nhanh ( Gần bằng 1 chiếc quạt điện). Em không bảo vệ được ý kiến. Mong bác giải thích cho em hiện tượng này. Rất cám ơn bác

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016