• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 7 của 7
    1. #1
      Tham gia
      18-02-2009
      Bài viết
      129
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 81 lần, trong 41 bài

      Mặc định Hỏi về bảo vệ 50N/51N


    2. #2
      Tham gia
      12-06-2009
      Địa chỉ
      Thái Bình
      Bài viết
      175
      Cảm ơn
      19
      Được cảm ơn 492 lần, trong 113 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      Trích dẫn Gửi bởi tvdhp Xem bài viết
      2 cái này là bảo vệ quá dòng chạm đất , chắc nhiều ng biết rồi, nhưng em muốn hỏi là khi lệch pha thì bảo vệ này có nhảy máy cắt không. vì em nghe thằng thí nghiệm điện nói vậy, nó bảo lệch pha nhiều tạo ra dòng giả dẻo gì đấy.nhưng em vẫn thấy mơ hồ và không rõ nó nói đúng ko.
      Đúng rồi đó bạn, khi lệch pha thì tổng vector của 3 pha khác không, do đó sinh ra dòng lệch pha, bảo vệ sẽ làm việc nếu dòng lệch đó lớn hơn hoặc bằng khởi động.
      Dòng điện I0 thực chất là dòng điện tổng vector của 3 pha mà, trong môn học lý thuyết mạch có chương nói về phân tích một hệ thống dòng điện (điện áp) bất kỳ thành 3 thành phần: thứ tự thuận (là thành phần 3 pha có chiều quay của vector theo chiều kim đồng hồ, các pha lệch nhau 120 độ điện, thứ tự nghịch (là thành phần có chiều quay của vector ngược với chiều quay của thứ tự thuận) và thứ tự không (là thành phần 3 pha trùng pha nhau). chính vì điều đo mà khi cộng vector của bất kỳ hệ thống dòng điện (điện áp) nào thì các thành phần thứ tự thuận và nghịch sẽ bị triệt tiêu, chỉ còn lại thành phần thứ tự không mà thôi và người ta thường nói là 3I0 (3U0) là vì lẽ đó.
      Trân trọng!
      Tri thức là của nhân loại! - Biển học là vô bờ!

    3. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenhoanui For This Useful Post:


    4. #3
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      nhà của Papa và Maman
      Bài viết
      2,597
      Cảm ơn
      1,022
      Được cảm ơn 4,498 lần, trong 1,584 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      Trong rất nhiều trường hợp lệch pha nhiều nhưng không tạo dòng thứ tự không. Thí dụ như ngắn mạch 2 pha.

      Trong các trường hợp trên thành phần thứ tự nghịch xuất hiện rất lớn, nhưng không có thành phần thứ tự không.

      Trong trường hợp rơ le lấy tín hiệu dòng thứ tự không từ dây trung tính, thì đầu ra của dây trung tính có dòng tỷ lệ với dòng thứ tự không, tức là =0. Rơ le sẽ không tác động.

      Tuy nhiên, nếu rơ le 50 - 51 sử dụng bộ lọc thứ tự không trong bản thân rơ le, hoặc lọc thứ tự không bằng cách nối song song 3 cuộn thứ cấp biến dòng, thì vẫn có thể xuất hiện dòng thứ tự không phía thứ cấp. Dòng này không tỷ lệ với dòng thứ tự không bên sơ cấp (lúc này =0), mà xuất hiện do sai số của biến dòng. Nếu dòng sai số này > trị số đặt của rơ le, rơ le có thể bị tác động sai. Dòng này gọi là dòng chạm đất giả.
      Nhóc thích xí xọn,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu các anh.
      Hi hi hi....

    5. The Following 9 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:


    6. #4
      Tham gia
      31-05-2012
      Bài viết
      87
      Cảm ơn
      37
      Được cảm ơn 22 lần, trong 22 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      Trích dẫn Gửi bởi nguyenhoanui Xem bài viết
      Đúng rồi đó bạn, khi lệch pha thì tổng vector của 3 pha khác không, do đó sinh ra dòng lệch pha, bảo vệ sẽ làm việc nếu dòng lệch đó lớn hơn hoặc bằng khởi động.
      Dòng điện I0 thực chất là dòng điện tổng vector của 3 pha mà, trong môn học lý thuyết mạch có chương nói về phân tích một hệ thống dòng điện (điện áp) bất kỳ thành 3 thành phần: thứ tự thuận (là thành phần 3 pha có chiều quay của vector theo chiều kim đồng hồ, các pha lệch nhau 120 độ điện, thứ tự nghịch (là thành phần có chiều quay của vector ngược với chiều quay của thứ tự thuận) và thứ tự không (là thành phần 3 pha trùng pha nhau). chính vì điều đo mà khi cộng vector của bất kỳ hệ thống dòng điện (điện áp) nào thì các thành phần thứ tự thuận và nghịch sẽ bị triệt tiêu, chỉ còn lại thành phần thứ tự không mà thôi và người ta thường nói là 3I0 (3U0) là vì lẽ đó.
      Trân trọng!
      Cảm ơn bạn nguyenhoanui, vậy bạn có thể diễn giải rõ dùm sự tồn tại của 3 loại dòng điện này (TTT, TTN, TTK) lúc bình thường cũng như khi sự cố chạm đất được không ? cho ví dụ cụ thể để chỉnh định trong Rơle (F21, F67, F87,..) thì càng tốt nha bạn. Cảm ơn diễn đàn cùng với càng thành viên tận tình vì Forum Webdien của chúng ta.

    7. Những thành viên đã cảm ơn thoitraitre93 vì bài viết hữu ích:


    8. #5
      Tham gia
      20-05-2011
      Bài viết
      66
      Cảm ơn
      23
      Được cảm ơn 9 lần, trong 8 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      mình nói như thế này ko biết có chính xác ko nữa. nếu sai xót chỗ nào mong các bác bổ sung nhé.
      TTK xuất hiện khi có Hai pha ngắn mạch chạm đất và một pha chạm đất
      TTN xuất hiện khi ngắn mạch hai pha, hai pha chạm đất, một pha chạm đất
      TTT xuát hiện khi ngắn mạch 3 pha và 2 pha, ngắn mạch hai pha chạm đất và một pha.
      Không có việc gì khó
      Chỉ sợ lòng không bền.

    9. #6
      Tham gia
      17-09-2013
      Bài viết
      4
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      Mình cũng có thác mắc giống bạn

    10. #7
      Tham gia
      12-02-2014
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: Hỏi về bảo vệ 50N/51N

      50N là bảo vệ chống chạm đất, do vậy lệch pha không ảnh hưởng gì đến dòng điện qua rơ le vì: Ir = I1 + I2 + I3 - In ( tính vecto)

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016