Kết quả 1 đến 9 của 9
-
30-08-2010, 10:39 #1
Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Mình muốn biết quy định (về cấp điện áp, dung lượng MBA) khi sử dụng FCO đóng điện không tải MBA.
Quy định cấp điện áp <=24KV và S<=1600KVA có đúng không? Căn cứ vào đâu để đưa ra quy chuẩn nói trên?
Mong các bạn cho ý kiến , xin cám ơn !!!-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Làm sao để công tơ điện chạy chậm lại! giá điện nhà trọ cao quá
- Trao đổi - thắc mắc: ĐẤU ĐIỆN SỐNG !!!
- Xin mạch điện 1 ổ cắm và 2 công tắc ( có bản vẽ chi tiết )
- mạch đèn cầu thang
- Đấu dây quạt trần và quạt bàn ....?
- đảo chiều động cơ điện một pha
- cách xác dịnh đầu dây động cơ
- điện áp pha điện áp dây là gì?
- Giúp em về mạch điều khiển sử dụng rơle thời gian !!!
- Mạch cầu thang 3 công tắc 2 bóng đèn !
- xin mạch ổ khóa chống trộm của xe máy.
- Xin hỏi về cách chọn mua CB chống giật
- cách tra bạc đạn theo kích thước trục và đường kính ngoài
- Cách đọc chỉ số công tơ điện
- Tìm bản vẻ điện nhà khoảng 3 tấm
-
Những thành viên đã cảm ơn thoidanhthe vì bài viết hữu ích:
-
-
30-08-2010, 10:51 #2
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Quy phạm TB điện phần Trạm biến áp bạn nhé!
-
Những thành viên đã cảm ơn trung_si vì bài viết hữu ích:
-
30-08-2010, 11:20 #3
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Đúng. Với cấp 22kV có qui định FCO bảo vệ MBA tới cấp công suất 1600kVA. Do FCO là thiết bị đóng cắt không tải hoặc tải nhỏ - tải của MBA khi cắt CB(không có buồng dập hồ quang) nên không cho phép đóng cắt với dòng lớn hơn. MBA 22kV tới 1600kVA có tổn thất không tải là 1.305W, dòng không tải không lớn nhưng do cos phi rất thấp khi không tải cộng hiện tượng quá độ khi đóng điện có thể phát sinh hồ quang, mà FCO thì không dập hồ quang được. Do vậy phải khống chế cấp công suất MBA đến 1600kVA để bảo vệ người thao tác, nhất là thao tác bằng sào (tùy thuộc chiều dài sào - sào càng dài khả năng cách điện càng tăng, vị trí thao tác xa FCO)
-
The Following 2 Users Say Thank You to tandong1975 For This Useful Post:
-
20-10-2010, 15:16 #4
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Em ko biet thế nào chứ bên chỗ e có cả chục cái 2000kva bên điện lực vẫn đóng cắt bằng FCO binh thường,và rất thường xuyên fai đóng cắt như thế nữa các bác ah.
-
Những thành viên đã cảm ơn 2voltage vì bài viết hữu ích:
-
20-10-2010, 15:49 #5
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Xem nội qui box Hỏi đáp về điện tại đây:
http://webdien.com/d/showthread.php?t=12077
-
The Following 2 Users Say Thank You to lightingbolt For This Useful Post:
-
17-04-2011, 11:21 #6
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
cho mình hỏi: xí nghiệp mình có đường dây 22kv với 7 TBA 22/0.4, công suất 6.3MVA. các TBA có công suất từ 560 đến 1250.
vì đặc thù của xí chỉ sử dụng điện 8h mỗi ngày nên 16h còn lại phải chịu tổn hao không tải. mình dự định sẽ đóng cắt lưới trung thế mỗi ngày, vậy việc đóng cắt đó có ảnh hưởng tới tuổi thọ của các TBA kg và ảnh hưởng như thế nào. mình đang phân vân vấn đề này, mong các bạn cho ý kiến
&&&&&&&&&&&&&&&&&
khổ vì điên nặng
-
18-04-2011, 11:41 #7
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Chắc chắn là có, ít nhất là thiết bị của bạn mau hỏng hơn. Còn MBA có nguy cơ sự cố cao hơn : máy lạnh hơi nước ngưng tụ và chìm xuống, máy nóng hơi nước bốc lên có thể gây phóng điện
-
Những thành viên đã cảm ơn khanhlinh vì bài viết hữu ích:
-
23-04-2011, 14:46 #8
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
Khi vận hành, đa số các máy biến áp đều phải đóng điện xung kích, nghĩa là đóng trực tiếp vào lưới. Việc đóng điện xung kích thường gây ra một số ảnh hưởng nhỏ đến máy biến áp. Dòng điện xung kích thường rất cao. Tùy thời điểm đóng, mà một pha có thể đạt đến 7 hoặc 8 lần dòng điện định mức (tương đương với dòng ngắn mạch). Vì vậy thường người ta hạn chế đóng điện, chẳng thà ngậm điện luôn, chịu tổn hao không tải.
Như vậy bạn cần phải tính toán sao cho sử dụng hợp lý nhất .
-
Những thành viên đã cảm ơn ledieu0107 vì bài viết hữu ích:
-
27-04-2011, 16:20 #9
Ðề: Đóng điện không tải MBA bằng FCO???
mình hiểu vấn đề đóng điện xung kích, tuy nhiên mình thấy điện lực họ vẫn cắt tải hoặc chuyển tải như cơm bữa, tức là đóng cắt trạm hạ thế. và ý kiến đóng cắt lưới trung thế là của 1 vị trong ngành điện lực tư vấn cho mình (cái này bí mật), cái mình đang phân vân là khả năng có sự cố khi đóng cắt như vậy và hạn chế nó hay triệt tiêu nó như thế nào. bảo trì trạm thường xuyên?