• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 19
    1. #1
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định

      Giúp tớ việc này với : Ở tớ người dân nuôi tôm hoặc xông đèn thanh long đa số lắp trạm 1 pha 12,7/0,23kV - 100kVA, dòng định mức 454A. Bọn tớ thường lắp biến dòng 400/5 để đo đếm qua điện kế gián tiếp 220V-5A, có 2 lý do :
      - Các trạm này chỉ hoạt động ban đêm, ban ngày không sử dụng hoặc chỉ sử dụng công suất rất nhỏ, do vậy nếu lắp biến dòng lớn thì ban ngày điện kế không quay.
      - Biến dòng cho phép quá dòng 20%, việc chọn cấp 400/5 vẫn đảm bảo.
      Ngặt 1 điều là vào buổi tối đa phần các trạm này đều hoạt động quá tải, trên 500A. Như vậy :
      - Biến dòng chưa bão hoà, chắc chắn dòng ra tỷ lệ thuận theo 400/5.
      - Điện kế 220V-5A có nhận định được dòng trên 5A hay không.
      Như vậy cho tớ hỏi thì liệu có tổn thất do điện kế quay không chính xác trong trường hợp này không.
      Help me

      Nếu ai có đặc tuyến của 2 loại thiết bị trên cho tớ xin, các loại này bọn tớ không mua mà do đơn vị cấp trên mua và cấp phát, do vậy không có tiêu chuẩn

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. #2
      Tham gia
      26-02-2010
      Bài viết
      209
      Cảm ơn
      66
      Được cảm ơn 428 lần, trong 138 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      Bạn tính thế nào ra dòng định mức 454A? Chắc lấy áp là 0,22kV?
      - Về biến dòng: ở 120% dòng định mức thì không vấn đề gì. Trong quá trình kiểm định người ta bắt buộc kiểm ở điểm tải này.
      - Về điện kế (công tơ) trường hợp này là một pha: thông thường có dòng định mức và dòng cực đại. Điện kế làm việc bình thường ở dòng điện cực đại. Với loại điện kế không ghi dòng cực đại mà chỉ có dòng định mức thì sai số của nó tại các giá trị dòng điện lớn hơn định mức không được quy định, có nghĩa là không ai khẳng định tại giá trị đó có "chuẩn" hay không và không nên dùng như vậy, nhất là hệ thống đếm điện này được dùng để tính tiền.
      - Về đường đặc tuyến: tùy mỗi nhà sản xuất mỗi khác. Trước thì TD hay có của EMIC, nhưng giờ bỏ hết mất rồi.
      Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!


    3. #3
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      454A à. Đây I = 100/0,22 = 454A. Thông thường thì U đầu ra tăng 5%, là 230V. Dòng cũng vẫn là 434A, tuy nhiên khi tải cao thì U tụt xuống, 220V là quá OK đấy.
      Đừng hỏi tớ vì sao không chia căn 3 nhé

    4. #4
      Tham gia
      13-02-2010
      Địa chỉ
      HCMC
      Bài viết
      251
      Cảm ơn
      134
      Được cảm ơn 343 lần, trong 129 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      Nếu là đồng hồ của Emic thì hầu hết đều cho phép quá tải đến 200% đến 400%. Dòng khởi động minimum = 5% dòng định mức. Độ chính xác đạt cao nhất tại 50% tải định mức. Đặc tuyến của loại đồng hồ 1 pha thì không thấy đề cập. Tuy nhiên loại 3 pha 3 giá cơ điện tử của Emic thì có đủ. Nếu muốn tham khảo loại cơ điện tử thì mình gửi cho.

    5. #5
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      Loại điện tử thì mình có, cảm ơn bạn, kể cả loại 1 pha mới đây do vinasino chế tạo

    6. #6
      Tham gia
      26-02-2010
      Bài viết
      209
      Cảm ơn
      66
      Được cảm ơn 428 lần, trong 138 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      Trích dẫn Gửi bởi tandong1975 Xem bài viết
      454A à. Đây I = 100/0,22 = 454A. Thông thường thì U đầu ra tăng 5%, là 230V. Dòng cũng vẫn là 434A, tuy nhiên khi tải cao thì U tụt xuống, 220V là quá OK đấy.
      Đừng hỏi tớ vì sao không chia căn 3 nhé
      Mặc dù bạn nhắc nhưng vẫn muốn hỏi bạn 3 câu:
      1. Tại sao không chia cho căn 3.
      2. Khái niệm "định mức" về công suất, dòng điện, điện áp... được hiểu thế nào?
      3. Máy biến áp có tỉ số biến là: 12,7/0,23kV thì được hiểu như thế nào?

      @ Bạn tronghuan:
      Bạn có thể viện dẫn cho Thảo Dân biết là bạn căn cứ vào tài liệu nào để bạn khẳng định đồng hồ của EMIC:
      1. Cho phép quá tải "đến 200% đến 400%". Bạn có nói là "hầu hết" thì bạn có thể cho một "ngoại trừ" được không?
      2. Dòng khởi động nhỏ nhất là 5% dòng định mức?
      3 Độ chính xác đạt cao nhất tại 50% tải định mức?
      được không bạn?
      Cảm ơn các bạn trước.
      Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!


    7. #7
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      - Không chia căn 3 do 1 pha, Cái căn 3 chỉ tính khi 3 pha thôi.
      - Định mức : giá trị danh định khi chế tạo, ví dụ điện áp 220V, 110kV, 220kV. Còn vận hành thực tế cao hơn 5%, cụ thể 230V, 115kV, 230kV.
      - MBA 12,7/0,23kV : điện áp pha/pha, thực ra là 12,7/0,22. Tuy nhiên do qui định vận hành +5%Uđm do vậy người ta chế tạo chuẩn nấc 3 là 230V, sụt áp đến tải còn trong phạm vi, thay vì chế tạo 220V thì phải chuyển sang nấc 4, 5 mới đạt 230V

      Nếu hiểu từ "định mức" chính xác thì đó là giá trị qui định chuẩn cho 1 thông số MBA, hoạt động trong giá trị định mức thì an toàn, hoạt động cao, hoặc thấp hơn định mức đều không tốt. Ví dụ : định mức của tớ là 5 chai bia, uống 4 chai tớ chưa đã, còn uống 7 chai tớ sẽ không về được

    8. #8
      Tham gia
      26-02-2010
      Bài viết
      209
      Cảm ơn
      66
      Được cảm ơn 428 lần, trong 138 bài

      Mặc định Ðề: Độ chính xác của hệ đo đếm

      Thôi đành. Không biết thì lại phải hỏi tiếp vậy.
      Trích dẫn Gửi bởi tandong1975 Xem bài viết
      - Không chia căn 3 do 1 pha, Cái căn 3 chỉ tính khi 3 pha thôi. (Chỗ này TD hiểu rồi).
      - Định mức : giá trị danh định khi chế tạo, ví dụ điện áp 220V, 110kV, 220kV. (Có ý kiến cho rằng: khái niệm định mức và danh định có sự khác nhau. Bạn thấy thế nào?) Còn vận hành thực tế cao hơn 5%, cụ thể 230V, 115kV, 230kV. (Chưa chắc!)
      - MBA 12,7/0,23kV: điện áp pha/pha, thực ra là 12,7/0,22. Tuy nhiên do qui định vận hành +5%Uđm do vậy người ta chế tạo chuẩn nấc 3 là 230V, sụt áp đến tải còn trong phạm vi, thay vì chế tạo 220V thì phải chuyển sang nấc 4, 5 mới đạt 230V. (Giả sử bây giờ cố đinh điện áp sơ cấp là 12,7kV và MBA mang tải định mức và đang đặt nấc 3/5 thì điện áp đo được tại cực MBA phía thứ cấp phải là bao nhiêu, cứ cho rằng MBA được chế tạo đạt chuẩn? Theo bạn tổn thất điện áp trong máy biến áp khoảng bao nhiêu?)
      Bạn giúp tôi phần chữ màu đỏ nhé?
      Cảm ơn bạn lần nữa.
      Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!


    9. #9
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định

      Từ từ, từng cái nhé :Theo qui phạm trang bị điện
      1. Điện áp danh định (mục I.1.22) : một giá trị điện áp thích hợp được dùng để định rõ hoặc nhận dạng một hệ thống điện.
      2. Giá trị định mức (mục I.1.23) : Giá trị của 1 đại lượng, thường do nhà chế tạo ấn định cho điều kiện vận hành qui định đối với một phần tử, 1 thiết bị điện hoặc dụng cụ.
      3. Điện áp vận hành hệ thống điện (mục I.1.24) : Trị số điện áp trong điều kiện bình thường, ở 1 thời điểm và tại 1 điểm đã cho của hệ thống điện.
      Như vậy :
      1. Qui định các cấp điện áp 220V, 380V, 600V, 6kV, 15kV, 22kV, 110kV, 220kV, 500kV, 750kV, 1500kV.
      2. 220 đến 240V (thiết bị điện thông dụng), 24kV đến 27kV (thiết bị trung áp).
      3. Mục I.2.39 : Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp được phép dao động trong khoảng cộng trừ 5% so với điện áp danh định. Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ -10% đến +5%

      Tiếp theo :
      - MBA 12,7/0,22kV hoặc 0,23kV, hai cái này đo yêu cầu của người mua hàng. MBA có 5 vị trí chuyển nấc, nấc 3 theo TCVN là nấc chuẩn, tại đó (chút nữa nói tiếp, sếp kêu)

      MBA có 5 nấc điều chỉnh, sai biệt giữa mỗi nấc là cộng trừ 2,5%.Nấc 3 là nấc 100%. Như vậy nếu MBA có hạ áp chuẩn bao nhiêu thì khi ở nấc 3 nó ra điện áp đúng như vậy.
      MBA tổn thất cao hay thấp do :
      - Mạch từ của máy, cụ thể là lõi thép tốt hay xấu.
      - Mạch từ ghép chặt hay không chặt.
      - Cách điện tốt hay xấu.
      - Dây quấn xịn hay không xịn.
      - Chế độ làm việc : không tải, non tải, đầy tải, quá tải.
      - Nhiệt độ môi trường.
      OK

    10. #10
      Tham gia
      19-08-2010
      Bài viết
      468
      Cảm ơn
      1
      Được cảm ơn 214 lần, trong 127 bài

      Mặc định Độ chính xác của hệ thống đo đếm

      Sorry các thành viên.
      Chủ đề này trước đây tớ tạo ra nhưng chưa được giải quyết triệt để, hôm nay tớ tìm ra được và giải thích rõ nhé.
      Đối với điện kế 1 pha 220-5A thì quá tải cho phép là 20%, dòng quá tải tối đa là 6A, như vậy khi dòng hơn 6A thì điện kế hoạt động thiếu chính xác hoặc bị cháy.
      Đối với biến dòng thì quá tải đến 400%, nhưng từ lúc quá tải hơn 200% thì biến dòng có sai số âm.
      Do vậy khi đo đếm gián tiếp phía hạ áp qua TI cần lưu ý việc quá tải của điện kế, khống chế quá tải này bằng CB trạm cho phù hợp.
      Ai cần tìm hiểu rõ tớ sẽ post đặc tuyến TI và điện kế EMIC cho (mới xin được)

    Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016