Kết quả 1 đến 10 của 11
-
15-09-2010, 18:22 #1
Mình có 3 mạch AVR (xem hình), giúp mình chọn 1 cái cho máy phát 3kW với.
Các bạn làm ơn giải thích giúp mình :
I) sự khác biệt của những mạch AVR sau , mạch nào tối ưu nhất .
II) cách tính giá trị các linh kiện để đạt được giá trị công suất yêu cầu .
III) Nếu có thể thì giúp mình tính toán giá trị linh kiện của máy phát 3KW được không ?
IV) Nếu mình muốn dùng VĐK để tự điều áp thì cần can thiệp vào phần nào của mạch ?
Không phải là mình lười nhưng đây không phải là chuyên ngành của mình ( mình chuyên về điện tử - PLC hơn ) nên mình không thể tự làm được với lại hầu như không có tài liệu về món AVR này .
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Nếu bạn nào không thấy hình thì link down nó đầy :
Hình 1 :http://megashare.vnn.vn/download.php?id=5AA173392
Hình 2 :http://megashare.vnn.vn/download.php?id=68DF77F72
Hình 3 :http://megashare.vnn.vn/download.php?id=1126287F2-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Sơ đồ cụ thể mạch Kích từ máy phát điện
- Quy trình thử tải máy phát điện
- Máy phát điện, ATS và UPS
- FULL: Tài liệu - Sơ đồ - tủ ATS
- Hệ số công suât của Máy Phát Điện xoay chiều 1pha và 3pha có gì khác nhau không ? !
- Hỏi về công thức tính công suất máy phát điện 3 pha: P3=căn3.Ud.Id.Cos(Phi)
- Máy phát điện-Nguồn gốc của ngành KTD
- Hòa đồng bộ 2 máy phát điện: Hỏi về cách đấu nối các thiết bị và cách hòa
- Hỏi về mạch AVR: em đang sử dụng mạch AVR này nhưng không biết nguyên lý hoạt động của nó...
- Hỏi cách đấu dây từ ATS sang máy phát
- Rung động trong máy phát thủy điện
- các bác cho em hỏi : hòa đồng bộ là sao ạ?
- Cách đấu khởi động từ kép dùng cho máy phát và điện lưới?
- Máy phát điện kích từ bằng tụ điện
- quấn lại bộ dây Stato máy phát 1 pha
-
-
16-09-2010, 07:51 #2
Ðề: Trợ giúp về AVR
không có ai biết mấy zụ này à .....mấy ấy ơi , đâu hết rồi...
-
16-09-2010, 08:19 #3
Ðề: Trợ giúp về AVR
Máy nhỏ quá, ít ai quan tâm.
Các sơ đồ này nói chung là đơn giản, sử dụng kỹ thuật điều khiển tuyến tính, hiệu suất rất thấp, Trans cong suất rất nóng, chỉ phù hợp với máy nhỏ.
Để Nhóc phân tích từng hình, rồi tùy anh lựa chọn nhé:
Hình 1:
Hai dây vàng là cuộn dây cấp nguồn cho mạch kích thích, Mạch nguồn này sẽ được chỉnh lưu thành một chiều, cấp cho cuộn dây kích từ (2 dây xanh và đỏ) qua cặp Trans nối Darlington D718 và H1061. Cặp này được cấp nguồn định thiên Ib từ 2 điện trở 27K, 5W. Như vậy nếu không có gì tác động thêm, 2 trans này sẽ bão hòa, toàn bộ điện áp cấp nguồn được đặt lên cuộn kích thích.
Diode nối song song với cuộn kích thích có tác dụng san bằng dòng và chống điện áp ngược. Điode nối song song với Trans có tác dụng bảo vệ trans trong trường hợp dao động, điện áp cảm ứng của rotor gây ra điện áp ngược.
Hai dây xanh trích một phần của điện áp ra, đưa về làm tín hiệu hồi tiếp. Tín hiệu hồi tiếp này được chỉnh lưu và lọc thành DC tương đối thẳng, và đưa vào cầu phân áp. Khi điện áp của cầu này vượt quá giá trị 8V, thì sẽ có dòng phân cực cho Trans H1061. Trans này sẽ rút bớt dòng định thiên của cặp Darlington, làm cho cặp này bớt dẫn lại. Như vậy nếu điện áp cao, nó sẽ làm giảm kích từ. Ngược lại điện áp thấp sẽ không giảm kích từ.
Khi máy ở trạng thái ổn định, mạch luôn làm việc với điện áp hồi tiếp hơi lớn hơn 8V một chút, đủ để cho H1061 rút dòng định thiên vừa phải, khiến cho cuộn dây rotor nhận đủ dòng kích thích cần thiết.
Biến trở 2kOhm để thay đổi tỷ số phân áp của cầu phân áp, nghĩa là thay đổi điện áp ra của máy phát.
Toàn bộ mạch này làm việc theo nguyên tắc điều khiển có hồi tiếp loại hữu sai.
mạch số 2 và số 3 hoạt động tương tự như mạch 1, chỉ khác mấy điểm:
1/. Trans sis tor công suất: Mạch 2 là trans darlington tích hợp, nên thay thế được cho 2 con bên mạch 1. Mạch 3 tras công suất dùng 2 con song song để tăng cường dòng.
2/. Do dòng tải của Trans công suất khác nhau, nên thiết kế mạch định thiên cũng có giá trị khác nhau.
3/. Có thêm tụ 102 nối từ BC về B của Trans so sánh, là mạch hồi tiếp nội bộ tần số cao, có tác dụng như mạch lọc tích cực thông hạ.
4/. Có thểm tụ 103, hồi tiếp vi phân một phần từ điện áp kích thích. mạch này theo sơ đồ là hồi tiếp dương, để tăng cường đáp ứng cho mạch khi có biến động. nếu hồi tiếp lớn quá, có thể sẽ gây dao động.
Các trans trong mạch 3 có thêm 2 điện trở RE để phân bố dòng đồng đều giữa 2 trans.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
Những thành viên đã cảm ơn cô Nhóc vì bài viết hữu ích:
-
16-09-2010, 08:35 #4
Ðề: Trợ giúp về AVR
Cảm ơn cô nhóc nhiều . Theo bạn thì trong 3 hình trên thì hình nào thích hợp với máy 3KW nhất . Bạn có thể chỉ giúp mình cách tính giá trị linh kiện cho phù hợp với công suất 3KW được không ?
-
16-09-2010, 08:39 #5
Ðề: Trợ giúp về AVR
Anh chơi hình số 3 đi. Dư một chút. Tính lại cho tiết kiệm hơn.
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
16-09-2010, 08:52 #6
Ðề: Trợ giúp về AVR
Cám ơn Cô nhóc . Khỏi tiết kiện cũng được , miễn là chạy được là tốt rồi . Cho hỏi thêm tí nhá , nếu mình muốn dùng VXL để nó tự điều áp dòng kích từ thì phải làm sao ?
-
17-09-2010, 18:47 #7
Ðề: Trợ giúp về AVR
Nếu quá áp thì con Zenner sẽ dẫn để giảm áp , vậy nếu sụt áp thì mạch điều áp bằng cách nào .
-
02-11-2010, 20:29 #8
-
23-08-2012, 16:51 #9
Ðề: Mình có 3 mạch AVR (xem hình), giúp mình chọn 1 cái cho máy phát 3kW với.
các bác cho e hỏi nếu e dùng cái sơ đồ số 3 để lắp cho cái dynamo 3kw được kéo bằng đầu nổ D8 Trung Quốc có được ko? thông số của nó là
Điện áp : 230v dòng điện : 13A
Tần số : 50hz
Vòng quay : 1500v/p
Điện áp kích từ :42v
Dòng kích từ 2A
nếu dùng được có cần chỉnh sử gì không?
vì cái máy nó thô sơ qua khi cắt bớt tải thì điện áp tăng vù lên đến 300v, nên cháy các thiết bị còn lại ,nên e muốn lắp cái AVR vào để tránh việc táp áp quá mức khi cắt tải
các bác giúp e với, xin cảm ơn
-
23-08-2012, 17:00 #10