Kết quả 1 đến 10 của 146
Chủ đề: Những câu hỏi củ chuối
-
17-09-2010, 12:05 #1
Những câu hỏi củ chuối
Hôm nay dỗi việc nên sinh ra ngẩn ngơ. Chát chít mãi cũng oải, từ hôm nay Thảo Dân sẽ post những câu hỏi nghiêm túc mà theo TD nó khó đối với dân điện, các câu hỏi từ thập cẩm các nguồn khác nhau. Những câu hỏi có thể có trong nhà trường, có thể không có trong bất kỳ tài liệu chính thống nào, thậm chí có câu hỏi điên rồ. Mong rằng các bạn bốn phương trong WĐ cũng như ngoài WĐ hưởng ứng. TD có một đề nghị nho nhỏ: Mọi câu trả lời đều được trả lời trên cơ sở khoa học, có thực tiễn thì càng tốt. Hạn chế những câu trả lời như đúng rồi, vấn đề là chứng minh chứ vấn đề đang quan tâm không phải là một tiên đề. Bắt đầu nhé,
Câu hỏi 1
Theo cách nghĩ quen thuộc, tần số tại mọi điểm thuộc một hệ thống điện xoay chiều là như nhau. Câu hỏi là, nếu tính chính xác thì cách nghĩ như vậy có đúng không? Tại sao?
Nếu có lệch nhau, thì với HTĐ VN (coi chiều dài là 2000 km đường trục) thì có thể đánh giá được độ lệch không? Nếu có, thì khoảng bao nhiêu?-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- mạng điện 3 pha,1 pha có gì khác nhau?????
- Cách tính tiết diện dây dẫn điện dân dụng???
- Thảo luận về tổn thất trên đường dây.
- Thảo luận về trung tính,nối đất trong hệ thống điện
- Tại sao Việt Nam dùng lưới điện 50Hz
- Những câu hỏi củ chuối
- Chiều dòng điện I, công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q trên lưới điện?
- Vấn đề nguồn điện
- Bản chất của điện.
- Lộ 171(hoặc 172) trong hệ thống điện ?
- hiện tượng quá tải
- điểm khác nhau giữa mạng điện trực tiếp nối đất và mạng điện cách li?
- Độ sụt áp
- Nối đất lặp lại
- Độ sâu móng cột điện????
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!
-
The Following 2 Users Say Thank You to Thảo Dân For This Useful Post:
-
-
17-09-2010, 14:38 #2
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Ôi câu hỏi này hay mà lạ ghê,em mới tiếp xúc với điện có chút xíu à.Hic nhưng mà em thú vị câu hỏi của bạn ghê,chị thông cảm cho em nhé.Nếu em có sai mong bạn chỉ giáo em nhiều.Theo em""tần số tại mọi điểm thuộc một hệ thống điện xoay chiều là như nhau""nếu thực sự tính toán chính xác thì chưa đúng.Vì trong một hệ xoay chiều,biểu diễn trên toạ độ của nó thì nó như 1 ngọn núi nhấp nhô,thì tất nhiên không thể mọi điểm trên đó đều như nhau!còn sai lệch như nhau thì em ko biết!nếu có ji không đúng bạn chữa sai giúp mình nhé.Cảm ơn bạn nhiều!!!!
-
Những thành viên đã cảm ơn manuching vì bài viết hữu ích:
-
17-09-2010, 15:18 #3
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Cái này thuộc về lĩnh vực vật lý thuần túy rồi. Rất khó trả lời.
Bây giờ chúng ta thử suy đoán một tý nhé:
Đường dây 500 kV của chúng ta dài khoảng 1500 km. Với tốc độ truyền sóng 300.000 km/s và tần số 50 Hz thì chiều dài đó sẽ tương ứng với 1/4 bước sóng.
Bây giờ chúng ta giả sử 2 đầu đường dây chỉ có 2 nhà máy lớn, có công suất tương đương là Hòa Bình và Phú Mỹ. Và cũng giả sử 2 đầu đường dây có 2 tải lớn, cũng tương đương nhau là HN và TP HCM. Tần số tức thời của hệ thống đang là 50 Hz. Khi đó, dòng điện trên đường dây 500 gần như =0.
Nếu ở 1 đầu, đóng thêm 1 tải lớn, tần số tại đầu đó có thể bị suy giảm tức thời, trong khi tín hiệu chưa kịp lan truyền đến đầu kia. Như vậy vào thời điểm đó, tần số 2 bên sẽ lệch nhau. Sau khi tín hiệu được truyền đến đầu kia, và được đáp ứng, sẽ có 1 dòng điện chảy từ đầu kia vào. Tải thêm vào được chia đều cho 2 máy phát, và tần số lại cân bằng như cũ.
Vậy xét về mặt điện mà nói thì sẽ có sai lệch tần số vào đúng thời điểm thay đổi tải, và chỉ xảy ra trong quá trình quá độ.
Tuy nhiên khi xét về mặt vật lý, thì với thuyết tương đối của Enstein, sự việc xảy ra đồng thời đối với người ở vị trí này, chưa chắc có đồng thời với người ở vị trí khác.
Như vậy đối với người ở vị trí tăng tải, thời gian quá độ có thể có thời hằng = 1/2 chu kỳ, đủ đế tín hiệu truyền đi và phản xạ về. Nhưng đối với người ở đầu còn lại, thì gần như không có lệch tần số.
Hi hi, vấn đề này, chỉ là Nhóc suy luận, chưa biết đúng hay sai. Các cao thủ về vật lý nhảy vào tám loạn lên đi xem có thêm ý gì mới không?Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 16 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
17-09-2010, 15:33 #4
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Em ngày xưa học vật lý kém nên chỉ xin tham gia mấy câu theo đuôi chị Nhóc thế này:
Trong hệ thống lớn (có ít nhất 2 nguồn và nhiều phụ tải phân tán) thì việc đồng nhất tần số là HIẾM CÓ vì tần số phụ thuộc vào tải từng khu vực và các máy phát thì lại có phản ứng khác nhau từ các thay đổi trên lưới. Khi có tải đóng hự 1 cái vào thì thằng nào ở gần không chịu được phải tụt tần số xuống sau đó tự hồi phục được thì lên, k0 được thì phải nhờ thằng ở xa hỗ trợ mới vực dần lên... lúc cắt tải thì ngược lại thui... tuy nhiên thời gian quá độ là rất ngắn đối với lưới mạnh, lưới yếu thì độ trễ cũng lớn đấy
-
The Following 7 Users Say Thank You to khongsodiengiat For This Useful Post:
-
20-09-2010, 12:40 #5
-
-
20-09-2010, 12:46 #6
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Hờ hờ... Bác Long dùng món "giải phẫu cơ thể người trong y học" kết hợp với "lý thuyết phạm trù cân bằng và vận động trong triết học" để giải thích hiện tượng tụt tần số, kinh thật, nhưng mà em cũng thế, chả hiểu gì sất. Mấy môn kia hùi xưa học em thi lại triền miên à...
-
The Following 3 Users Say Thank You to laoton2010 For This Useful Post:
-
20-09-2010, 14:41 #7
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Nội công của bác ấy thâm hậu quá, chắc là sắp lên niết bàn rồi, em thì thua. có cái nào trực quan hơn không?
"Có thực mới vực đựơc đạo"
Skype: combui_viahe
" Nhớ nhắn thanks nếu thấy bài trả lời hữu ích nhá"
-
The Following 2 Users Say Thank You to combui_viahe For This Useful Post:
-
05-10-2010, 15:57 #8
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Mình nghĩ tần sô không thay đổi tức thời được đâu Cô Nhóc ạ, mà có gia tốc, cụ thể hơn là tại thời điểm thay đổi tải gia tốc (tăng, giảm) của tần số sẽ lớn nhất.
Ví dụ, khi đóng một tải lớn vào một nút của hệ thống thì tại nút đó, tần số tại nút bắt đầu giảm với gia tốc tương ứng với sự thiếu hụt công suất tại đó. Qua sự thay đổi tần số, nút sẽ phát đi "tín hiệu" về sự thiếu hụt công suất tới các nút và các nguồn khác trong hệ thống.
Tại các nguồn gấn tín hiệu đến sớm nhất, khi đó automat ở nguồn sẽ đưa ra tác động lên hệ thống cơ- điện trong nhà máy, công suất phát đi sẽ tăng để đảm bảo tần số ở nguồn luôn bằng 50 Hz.
Tại các nút ở gần với nút trên, tần số cũng bắt đầu giảm, mức phụ thuộc vào vị trí tương đối của nó trong hệ thống. Nếu tần số tiếp tục giảm quá mức cho phép, các automat sẽ tác động - giảm tải tai nút.
Nếu tác động của nguồn và nut gần không đủ thì các nguồn và nút ở xa sẽ tác động.
Nếu trong hệ thống độ lệch tần số quá giới hạn cho phép thì automat sẽ tác động để chia thành các hệ thống con, bảo vệ các nguồn, nút còn lại.
Như vậy, sự chênh lệch tần sô luôn đi kèm với quá trình quá độ.Khi hệ thống đã ổn định tương đối(không có sự thiếu hụt hay dư thừa công suất lơn tại các nút) thì tần số trên toàn hệ thống là như nhau(một cách tương đối).
-
The Following 6 Users Say Thank You to my_dream For This Useful Post:
-
05-10-2010, 16:24 #9
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Theo tớ biết thực tế tần số không giống nhau tại mỗi điểm mà có sự sai lệch, sự sai lệch cho phép là cộng, trừ 0,5Hz so với tần số chuẩn. Về nguyên nhân dẫn đến tần số giảm so với tần số chuẩn thì có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất có 2 nguyên nhân :
- Sự cố hệ thống lớn : cái này thì mất công suất P của nguồn, do vậy các máy phát khác phải vận hành bổ sung nhưng mỗi máy phát có 1 công suất nhất định, không thể bù đủ lượng thiếu, do vậy nếu không cắt tải thì tần số sẽ giảm rất mạnh, lúc đó sẽ vượt giới hạn cài đặt và relay 81 sa thải hàng loạt. Khi 81 tác động đến mức rã lưới thì không còn tiêu thụ P, do vậy tần số của nhà máy sẽ tăng lên.
- Công suất tải quá lớn so với công suất nguồn : cái này cũng quay về hướng giải thích như trên.
Thực tế thì relay 81 chỉ được cài đặt ở một số phát tuyến không ưu tiên, khi đó các tuyến ưu tiên sẽ không bị tác động khi tần số giảm quá mức.
Nguyên nhân chính còn nhiều nữa các bác ạ
-
-
05-10-2010, 16:31 #10
Ðề: Những câu hỏi củ chuối
Nguyên nhân chính gây ra độ lệch tần số của hệ thống, đó là tốc độ truyền của điện trường bị giới hạn bằng tốc độ ánh sáng, anh à.
Ngoài ra, tổng trở của dây dẫn cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng nếu do ảnh hưởng của tổng trở dây dẫn thì độ lệch tần số thì ít, mà độ lệch pha thì nhiều.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 5 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - chuông báo hiệu: bạn hãy vẽ 1 mạch gồm 1 công tắc điều khiển cho 6 chuông
Bởi xuanhoc trong diễn đàn Thiết bị điện gia dụngTrả lời: 16Bài cuối: 12-08-2013, 22:37 -
Thảo luận - So sánh ưu và nhược điểm giữa chuẩn rs232 và chuẩn usb 2.0
Bởi quockhanhvt1991 trong diễn đàn Vi xử lý - Vi điều khiểnTrả lời: 0Bài cuối: 03-12-2012, 17:14