• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 6 của 6

    Chủ đề: Dòng ngắn mạch

    1. #1
      Tham gia
      29-09-2010
      Bài viết
      13
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 15 lần, trong 6 bài

    2. #2
      Tham gia
      01-09-2010
      Bài viết
      828
      Cảm ơn
      96
      Được cảm ơn 714 lần, trong 385 bài

      Mặc định Ðề: Dòng ngắn mạch

      Trích dẫn Gửi bởi SVDHPD Xem bài viết
      các pác giúp em với:
      khi xảy ra ngắn mạch thì làm thế nào để dập tắt dc dòng ngắn mạch đó và có những cách nào để dập tắt dc dòng n.m đó?
      - trong trường hợp U<=35KV
      - trong trường hợp U> 35KV
      cám ơn nhìu
      Bạn hỏi cái gì thế? Dòng ngắn mạch của cái gì, ở đâu?

    3. #3
      Tham gia
      29-09-2010
      Bài viết
      13
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 15 lần, trong 6 bài

      Mặc định

      VD E mún triệt tiêu dòng n.m trong trường hợp này thì làm thế nào?
      và trong trường hợp này nếu các thiết bị điện đã được cắt ra an toàn rồi, nhưng tại thời điểm đó vẫn có dòng n.m vậy thì e làm thế nào để dập tắt dòng n.m đó và có những cách nào?
      thanks!


      các pác giúp e với
      trong trường hợp nm vở đầu cưc máy phát thì làm sao để dập tắt or giảm dòng nm đó.nm 3 pha

    4. #4
      Tham gia
      26-02-2010
      Bài viết
      209
      Cảm ơn
      66
      Được cảm ơn 428 lần, trong 138 bài

      Mặc định Ðề: Dòng ngắn mạch

      Chẳng hiểu câu hỏi lắm!
      Để loại trừ dòng ngắn mạch thì cách duy nhất là cắt tất cả các nguồn cấp đến điểm ngắn mạch cho đến khi nào không có ngắn mạch nữa thì thôi.
      -Trường hợp nm ở N1: Cắt các máy cắt nối từ hệ thống đến thanh góp và từ mba đến thanh góp. Chỉ lưu ý là cắt tất cả các máy cắt nối với thanh góp đó.
      - Trường hợp nm ở N2 tương tự: Cắt hai MC nguồn cấp từ MBA và từ thanh góp đến. Riêng MC của lộ sau điểm nm có thể cắt có thể không, tuỳ kết cấu phía sau đó là gì? Thông thường thì sẽ phải cắt.
      - Ngắn mạch đầu cực máy phát:
      + Trường hợp một máy phát: cắt máy cắt đầu cực và một máy cắt nữa (MC này thường được đặt phía thứ cấp của mba nối với hệ thống theo sơ đồ bộ MF - MBA) và ngừng máy phát.
      + Mở rộng: trường hợp nhiều máy phát nối vào hệ thống thanh góp điện áp máy phát thì tương tự như trường hợp ngắn mạch tại N1, cắt tất cả các máy cắt gần nhất nối tới điểm ngắn mạch. Trường hợp thanh góp điện áp máy phát có những phân đoạn thì có thể đặt kháng giữa các phân đoạn để hạn chế dòng ngắn mạch. Mục đích là chọn khí cụ điện, thanh dẫn... dễ và kinh tế hơn.
      Đã cắt hết nguồn thì làm sao còn dòng ngắn mạch.
      Có vẻ bạn muốn hỏi, trong quá trình máy cắt thực hiện lệnh cắt (tính bằng mili giây) thì dập hồ quang thế nào? Cấu tạo của máy cắt sẽ làm nhiệm vụ dập hồ quang, khỏi lo. Tất nhiên, khi thiết kế đã đảm bảo chọn máy cắt đúng.
      Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!


    5. The Following 2 Users Say Thank You to Thảo Dân For This Useful Post:


    6. #5
      Tham gia
      29-09-2010
      Bài viết
      13
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 15 lần, trong 6 bài

      Mặc định Ðề: Dòng ngắn mạch

      + Trường hợp một máy phát: cắt máy cắt đầu cực và một máy cắt nữa (MC này thường được đặt phía thứ cấp của mba nối với hệ thống theo sơ đồ bộ MF - MBA) và ngừng máy phát.
      + Mở rộng: trường hợp nhiều máy phát nối vào hệ thống thanh góp điện áp máy phát thì tương tự như trường hợp ngắn mạch tại N1, cắt tất cả các máy cắt gần nhất nối tới điểm ngắn mạch. Trường hợp thanh góp điện áp máy phát có những phân đoạn thì có thể đặt kháng giữa các phân đoạn để hạn chế dòng ngắn mạch.
      ------------------------------------------------------------------------------------------------------


      nhưng bạn ơi cho mình hỏi nhé. như bạn nói ở những phân đoạn thì có thể đặt cuộn kháng giữa các phân đoạn để hạn chế dòng nm. vậy thì tại sao ko có phuơng pháp nào để hạn chế dòng nm khi bị nm ở đầu cực MF , có phải là tại thời điểm các phần tử vừa dc cắt ra rồi thì vẫn còn dòng nm rất lớn đó.
      Vd như trong hệ thống mình mún sửa chữa MC thì 2 đầu MC phải dc tiếp địa để khử các điện tích tàn dư....

      và như mình dc bít thì ko thể đặt kháng điện tại đầu cực MF để giảm dòng nm dc

      và rong TH đường dây dài điện áp cao và giữa 2 phân đoạn (TG) người ta đặt cuộn kháng chủ yếu để hạn chế dòng nm và nó duy trì một trị số điện áp ở mức nhất định khi có sự cố ngắn mạch xảy ra.

      rất mong dc giúp đỡ Thanks!

    7. #6
      Tham gia
      26-02-2010
      Bài viết
      209
      Cảm ơn
      66
      Được cảm ơn 428 lần, trong 138 bài

      Mặc định Ðề: Dòng ngắn mạch

      Trích dẫn Gửi bởi SVDHPD Xem bài viết

      nhưng bạn ơi cho mình hỏi nhé. như bạn nói ở những phân đoạn thì có thể đặt cuộn kháng giữa các phân đoạn để hạn chế dòng nm. vậy thì tại sao ko có phuơng pháp nào để hạn chế dòng nm khi bị nm ở đầu cực MF , có phải là tại thời điểm các phần tử vừa dc cắt ra rồi thì vẫn còn dòng nm rất lớn đó.
      Vd như trong hệ thống mình mún sửa chữa MC thì 2 đầu MC phải dc tiếp địa để khử các điện tích tàn dư....

      và như mình dc bít thì ko thể đặt kháng điện tại đầu cực MF để giảm dòng nm dc

      và rong TH đường dây dài điện áp cao và giữa 2 phân đoạn (TG) người ta đặt cuộn kháng chủ yếu để hạn chế dòng nm và nó duy trì một trị số điện áp ở mức nhất định khi có sự cố ngắn mạch xảy ra.

      rất mong dc giúp đỡ Thanks!
      Vẫn không rõ bạn định hỏi gì?
      Thêm một vài thứ:
      1.Thứ nhất kháng điện không đặt trực tiếp ở đầu cực máy phát theo thứ tự: Máy phát - kháng điện - thanh góp (hoặc máy biến áp), mà chỉ đặt ở phân đoạn thanh góp điện áp máy phát nghĩa là: Máy phát 1 - thanh góp điện áp MF phân đoạn 1 - kháng điện - Thanh góp điện áp máy phát phân đoạn 2 - máy phát 2...Hai vị trí này là rất khác nhau.
      2. Thứ 2, khi các phần tử đã được cắt thành công theo yêu cầu vận hành thì không còn dòng ngắn mạch. Có phải bạn lo lắng tại thời điểm t = 0 khi máy cắt đầu cực thực hiện cắt thành công thì năng lượng sơ cấp sẽ tạo ra sức điện động lớn trên đầu cực máy phát? Các thiết bị tự động sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Chi tiết tìm đọc: Tự động hóa trong hệ thống điện của GS.VS Trần Đình Long - Đại học BKHN.
      3. Thứ ba, tiếp địa hai đầu máy cắt khi sửa chữa không phải là để khử điện tích tàn dư, mà để chống thao tác nhầm. Trừ trường hợp máy cắt, sau khi cắt vẫn nối với các phần tử có điện tích dư khác như: tụ điện, cáp...
      4. Thứ tư:
      và rong TH đường dây dài điện áp cao và giữa 2 phân đoạn (TG) người ta đặt cuộn kháng chủ yếu để hạn chế dòng nm và nó duy trì một trị số điện áp ở mức nhất định khi có sự cố ngắn mạch xảy ra.
      Hạn chế dòng ngắn mạch thì đúng, nhưng:
      - Không phải chỉ ở điện áp cao và đường dây dài mà nó có thể đặt ở mọi cấp điện áp, mọi nơi và nó có các chức năng khác nhau. Việc có đặt kháng điện hay không thì khi thiết kế người ta sẽ quyết định.
      - Kháng điện không được dùng để duy trì điện áp ở mức nhất định khi có sự cố ngắn mạch xảy ra.
      Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!


    8. The Following 2 Users Say Thank You to Thảo Dân For This Useful Post:


    Trả lời với tài khoản Facebook

    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016