• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Kết quả 1 đến 10 của 10
    1. #1
      Tham gia
      01-09-2010
      Bài viết
      828
      Cảm ơn
      96
      Được cảm ơn 714 lần, trong 385 bài

      Mặc định chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Rơle khoảng cách MICOM họ P44X là hợp bộ rơle số của hãng ALSTOM. Đây là một trong những loại rơle kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các rơle kỹ thuật số MICOM họ P44X hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ cho các đường dây truyền tải và phân phối trong hệ thống điện. Trong hệ thống điện Việt Nam, các rơle khoảng cách số được sử dụng phổ biến để bảo vệ các đường dây 110, 220 kV và 500 kV, do vậy việc tìm hiểu và chỉnh định chúng để đảm bảo độ tin cậy trong vận hành là rất cần thiết.
      Sau đây sẽ giới thiệu khái quát về rơle khoảng cách số MICOM họ P44X và cách tính toán chỉnh định các thông số bảo vệ.

      2. Giới thiệu về rơle số MICOM họ P44X
      2.1. Cấu hình chung
      Hình dáng bên ngoài của một rơle khoảng cách số MICOM P441 như hình 1. Trong đó:

      (1) - màn hình tinh thể lỏng (LCD) có thể hiển thị 16 kí tự dưới hai hàng.
      (2) - bốn đèn LED cố định.
      (3) - tám đèn LED hiển thị vùng khả trình.
      (4) - hệ thống các phím chức năng.
      (5) - phím chức năng đọc, xoá các kí tự và hiển thị thời gian.
      (6) - vỏ bọc và kí hiệu sản phẩm.
      (7) - tấm che chắn bảo vệ các đầu kết nối cổng truyền thông.
      (8) - phần đầu kẹp chì.
      Ngoài cấu hình chung như trên, các rơle khoảng cách số MICOM họ P44X còn có các đặc điểm riêng như sau:
      - P441: có 8 đầu vào logic, 16 đầu ra để truyền tín hiệu cắt máy cắt, hiển thị thời gian, truyền thông xa và các chức năng khác.
      - P442: có 16 đầu vào logic và 21 đầu ra số, đồng hồ đồng bộ thời gian thực, các đầu nối truyền thông với cáp quang.
      - P444: có 24 đầu vào logic số và 32 đầu ra, đồng hồ đồng bộ thời gian thực, các đầu nối truyền thông với cáp quang.
      Thời gian tác động nhanh nhất của rơle khoảng cách số MICOM khoảng 18 msec. Rơle khoảng cách MICOM có hai loại cổng truyền thông là: cổng truyền thông nội bộ (local communication port) và cổng truyền thông từ xa (remote communication port).
      Cổng truyền thông nội bộ: gồm các mạch giao tiếp tuần tự được thiết kế sử dụng kết nối trực tiếp với máy tính để thu thập các dữ liệu hay tải các chương trình, các sơ đồ logic, các thông số cài đặt khi sử dụng phần mềm mô phỏng hoặc để kết nối giữa các rơle với nhau.
      Cổng truyền thông từ xa được sử dụng để kết nối với các thiết bị truyền tin trao đổi các thông tin giữa trung tâm điều khiển với rơle, hoặc truyền tín hiệu cắt liên động giữa hai rơle ở hai đầu đường dây (ĐZ). Nhờ đó mà người ta có thể xây dựng các trạm biến áp vận hành hoàn toàn tự động không cần người trực, từ đó có thể nâng cao tính tự động hoá, khả năng đồng bộ, độ tin cậy cũng như chất lượng điện năng trong hệ thống điện.
      2.2. Các chức năng của rơle
      Hình 2 trình bày các chức năng cơ bản của rơle khoảng cách số MICOM họ P44X.
       Chức năng bảo vệ khoảng cách (21)
      Là chức năng chính của rơle, làm việc theo nguyên lý tổng trở thấp Z<. Rơle bao gồm 6 vùng làm việc, trong đó:
      - Vùng 1: Luôn luôn làm việc theo hướng thuận.
      - Vùng 1X (vùng 1 mở rộng), vùng 2, 3: làm việc theo hướng thuận, có thể kích hoạt hoặc không.
      - Vùng 4: làm việc theo hướng ngược (có thể chọn hoặc không), điện trở và hệ số bù trùng với vùng 3.
      - Vùng P: vùng khả trình, có thể kích hoạt làm việc theo hướng thuận hoặc hướng ngược.
      Các thông số chỉnh định cho mỗi vùng đối với sự cố pha-pha và pha-đất hoàn toàn độc lập nhau. Chức năng bảo vệ khoảng cách sẽ bị khoá khi máy biến điện áp (TU) bị lỗi. Chức năng bảo vệ từng vùng cũng sẽ bị khoá hoặc không khoá (tuỳ chọn) khi có hiện tượng dao động công suất.
      Định vị điểm sự cố: Chức năng này tính toán tổng trở sự cố và khoảng cách từ chỗ đặt TI, TU đến điểm sự cố. Kết quả sẽ được hiển thị bằng đơn vị km,  hoặc % đường dây được bảo vệ.
      Chức năng cắt nhanh khi đóng điện vào đường dây đang bị sự cố: Rơle dùng đầu vào kiểm tra trạng thái máy cắt hoặc tín hiệu đường dây “chết” để khởi tạo bảo vệ này. Khi chúng ta đóng điện vào đường dây đang có sự cố, rơle sẽ đưa ra lệnh cắt nhanh cho dù điểm sự cố ở vùng cắt nhanh (vùng 1) hoặc vùng cắt có thời gian (trường hợp này có thể xảy ra khi chúng ta đóng điện vào đường dây sau khi đã sửa chữa mà quên tháo tiếp địa).
      Ngoài ra rơle khoảng cách số MICOM họ P44X còn có thể làm việc kết hợp với các sơ đồ bảo vệ liên động.
       Chức năng bảo vệ quá dòng (50/51)
      Có 4 cấp tác động độc lập nhau:
      - Cấp 1 và 2: có thể làm việc theo hướng thuận hoặc hướng ngược hoặc vô hướng. Khi lỗi TU và rơle đang làm việc có hướng thì rơle sẽ tự động chuyển qua làm việc vô hướng với thời gian chỉnh định riêng hoặc khoá (tuỳ chọn). Rơle có thể làm việc theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
      - Cấp 3: làm việc vô hướng hoặc khoá, với đặc tuyến thời gian độc lập và có thể làm việc liên tục hoặc chỉ làm việc với chức năng chống đóng điện vào điểm sự cố.
      - Cấp 4: làm việc vô hướng hoặc khoá với đặc tuyến thời gian độc lập, dùng để bảo vệ thanh góp.
       Chức năng bảo vệ quá dòng chạm đất (50/51N)
      Có hai cấp bảo vệ:
      - Cấp 1: làm việc có hướng hoặc vô hướng hoặc khoá theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
      - Cấp 2: làm việc có hướng hoặc vô hướng hoặc khoá theo đặc tuyến thời gian độc lập.
       Chức năng bảo vệ quá điện áp, kém điện áp (59/27)
      Mỗi chức năng có hai cấp bảo vệ. Cấp 1 có thể chọn theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc. Cấp 2 làm việc theo đặc tuyến thời gian độc lập.
       Chức năng kiểm tra đồng bộ (25)
      Chức năng này dùng để đóng hoà máy cắt bằng tay hoặc trong chế độ tự động đóng lặp lại.
       Chức năng tự động đóng lặp lại (79)
      Rơle cho phép đóng lặp lại 3 pha có hoặc không kiểm tra hoà đồng bộ. Số lần đóng lặp lại cho phép là 4 lần trong một chu trình.
       Chức năng điều khiển máy cắt bằng tay
      Có kiểm tra hoà đồng bộ. Có các chế độ điều khiển: từ xa (remote), tại chỗ (local).
       Chức năng kiểm tra sự cố máy cắt (74)
      Lệnh khởi tạo có thể từ bên trong hoặc bên ngoài rơle.
       Chức năng giám sát kênh truyền tin (85)
      Khả năng kiểm tra các lỗi trên đường truyền kênh tin hoặc từ bản thân rơle.
       Chức năng phụ
      - Chức năng ghi lại sự cố: có thể ghi lại 510 sự cố mới nhất.
      - Chức năng đo lường: dòng, áp, góc pha, công suất.
      Các AE cho thêm ý kiến nhé.

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. The Following 4 Users Say Thank You to thang KS For This Useful Post:


    3. #2
      Tham gia
      05-03-2011
      Bài viết
      11
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      có ai có tài liệu bên rơ le của siemens không?cụ thể là con này nè:7SA522.tài liệu về cách tính toán cho các vùng bảo vệ của nó càng tốt.mình đang làm đồ án tốt nghiệp mà chưa tìm thấy tài liệu hoàn chỉnh.Mong mọi người giúp đỡ.mail của mình là:huyhoang5555@gmail.com

    4. #3
      Tham gia
      28-07-2011
      Địa chỉ
      HaNoi
      Bài viết
      124
      Cảm ơn
      16
      Được cảm ơn 45 lần, trong 34 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Trích dẫn Gửi bởi hunggl Xem bài viết
      có ai có tài liệu bên rơ le của siemens không?cụ thể là con này nè:7SA522.tài liệu về cách tính toán cho các vùng bảo vệ của nó càng tốt.mình đang làm đồ án tốt nghiệp mà chưa tìm thấy tài liệu hoàn chỉnh.Mong mọi người giúp đỡ.mail của mình là:huyhoang5555@gmail.com
      vào trang siemens mà down, ko thiếu con nào đâu
      Toshiba Transmission-Distribution Systems.VN
      Relay & Substation Automation System
      M:+84984518910

    5. Những thành viên đã cảm ơn nguyennguyen vì bài viết hữu ích:


    6. #4
      Tham gia
      04-04-2010
      Bài viết
      147
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 104 lần, trong 56 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Tại các Trạm thường sử dụng P442 và P443, các loại rơle Micom có khuyết điểm là phím bấm hơi dỡ bấm 1 thời gian là hư. MICOM thường được hãng Areva sử dụng trong các Trạm tích hợp.
      CHUỘT CHẠY CÙNG SÀO MỚI VÀO CAO THẾ

    7. Những thành viên đã cảm ơn Lam_dien vì bài viết hữu ích:


    8. #5
      Tham gia
      05-03-2011
      Bài viết
      11
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Trích dẫn Gửi bởi nguyennguyen Xem bài viết
      vào trang siemens mà down, ko thiếu con nào đâu
      Em vào rùi,mà thấy tài liệu gì không!có mấy trang down mà cần có tài khoản..em hiện tại đang cần phần tính toán cho từng vùng bảo vệ và đặc tuyến làm việc của em nó.Ai có file gửi mail dùm mình:huyhoang5555@gmail.com

    9. #6
      Tham gia
      05-03-2011
      Bài viết
      11
      Cảm ơn
      4
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      có ai biết thế nào là truyền cắt quá tầm,kém tầm trong rơ le
      khoảng cách không vây?

    10. #7
      Tham gia
      05-03-2012
      Bài viết
      1
      Cảm ơn
      0
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      thanks topic bổ ích , sẽ tiếp thu và nghiên cứu

    11. #8
      Tham gia
      23-10-2013
      Bài viết
      2
      Cảm ơn
      3
      Được cảm ơn 0 lần, trong 0 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Trích dẫn Gửi bởi thang KS Xem bài viết
      Rơle khoảng cách MICOM họ P44X là hợp bộ rơle số của hãng ALSTOM. Đây là một trong những loại rơle kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các rơle kỹ thuật số MICOM họ P44X hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ cho các đường dây truyền tải và phân phối trong hệ thống điện. Trong hệ thống điện Việt Nam, các rơle khoảng cách số được sử dụng phổ biến để bảo vệ các đường dây 110, 220 kV và 500 kV, do vậy việc tìm hiểu và chỉnh định chúng để đảm bảo độ tin cậy trong vận hành là rất cần thiết.
      Sau đây sẽ giới thiệu khái quát về rơle khoảng cách số MICOM họ P44X và cách tính toán chỉnh định các thông số bảo vệ.

      2. Giới thiệu về rơle số MICOM họ P44X
      2.1. Cấu hình chung
      Hình dáng bên ngoài của một rơle khoảng cách số MICOM P441 như hình 1. Trong đó:

      (1) - màn hình tinh thể lỏng (LCD) có thể hiển thị 16 kí tự dưới hai hàng.
      (2) - bốn đèn LED cố định.
      (3) - tám đèn LED hiển thị vùng khả trình.
      (4) - hệ thống các phím chức năng.
      (5) - phím chức năng đọc, xoá các kí tự và hiển thị thời gian.
      (6) - vỏ bọc và kí hiệu sản phẩm.
      (7) - tấm che chắn bảo vệ các đầu kết nối cổng truyền thông.
      (8) - phần đầu kẹp chì.
      Ngoài cấu hình chung như trên, các rơle khoảng cách số MICOM họ P44X còn có các đặc điểm riêng như sau:
      - P441: có 8 đầu vào logic, 16 đầu ra để truyền tín hiệu cắt máy cắt, hiển thị thời gian, truyền thông xa và các chức năng khác.
      - P442: có 16 đầu vào logic và 21 đầu ra số, đồng hồ đồng bộ thời gian thực, các đầu nối truyền thông với cáp quang.
      - P444: có 24 đầu vào logic số và 32 đầu ra, đồng hồ đồng bộ thời gian thực, các đầu nối truyền thông với cáp quang.
      Thời gian tác động nhanh nhất của rơle khoảng cách số MICOM khoảng 18 msec. Rơle khoảng cách MICOM có hai loại cổng truyền thông là: cổng truyền thông nội bộ (local communication port) và cổng truyền thông từ xa (remote communication port).
      Cổng truyền thông nội bộ: gồm các mạch giao tiếp tuần tự được thiết kế sử dụng kết nối trực tiếp với máy tính để thu thập các dữ liệu hay tải các chương trình, các sơ đồ logic, các thông số cài đặt khi sử dụng phần mềm mô phỏng hoặc để kết nối giữa các rơle với nhau.
      Cổng truyền thông từ xa được sử dụng để kết nối với các thiết bị truyền tin trao đổi các thông tin giữa trung tâm điều khiển với rơle, hoặc truyền tín hiệu cắt liên động giữa hai rơle ở hai đầu đường dây (ĐZ). Nhờ đó mà người ta có thể xây dựng các trạm biến áp vận hành hoàn toàn tự động không cần người trực, từ đó có thể nâng cao tính tự động hoá, khả năng đồng bộ, độ tin cậy cũng như chất lượng điện năng trong hệ thống điện.
      2.2. Các chức năng của rơle
      Hình 2 trình bày các chức năng cơ bản của rơle khoảng cách số MICOM họ P44X.
       Chức năng bảo vệ khoảng cách (21)
      Là chức năng chính của rơle, làm việc theo nguyên lý tổng trở thấp Z<. Rơle bao gồm 6 vùng làm việc, trong đó:
      - Vùng 1: Luôn luôn làm việc theo hướng thuận.
      - Vùng 1X (vùng 1 mở rộng), vùng 2, 3: làm việc theo hướng thuận, có thể kích hoạt hoặc không.
      - Vùng 4: làm việc theo hướng ngược (có thể chọn hoặc không), điện trở và hệ số bù trùng với vùng 3.
      - Vùng P: vùng khả trình, có thể kích hoạt làm việc theo hướng thuận hoặc hướng ngược.
      Các thông số chỉnh định cho mỗi vùng đối với sự cố pha-pha và pha-đất hoàn toàn độc lập nhau. Chức năng bảo vệ khoảng cách sẽ bị khoá khi máy biến điện áp (TU) bị lỗi. Chức năng bảo vệ từng vùng cũng sẽ bị khoá hoặc không khoá (tuỳ chọn) khi có hiện tượng dao động công suất.
      Định vị điểm sự cố: Chức năng này tính toán tổng trở sự cố và khoảng cách từ chỗ đặt TI, TU đến điểm sự cố. Kết quả sẽ được hiển thị bằng đơn vị km,  hoặc % đường dây được bảo vệ.
      Chức năng cắt nhanh khi đóng điện vào đường dây đang bị sự cố: Rơle dùng đầu vào kiểm tra trạng thái máy cắt hoặc tín hiệu đường dây “chết” để khởi tạo bảo vệ này. Khi chúng ta đóng điện vào đường dây đang có sự cố, rơle sẽ đưa ra lệnh cắt nhanh cho dù điểm sự cố ở vùng cắt nhanh (vùng 1) hoặc vùng cắt có thời gian (trường hợp này có thể xảy ra khi chúng ta đóng điện vào đường dây sau khi đã sửa chữa mà quên tháo tiếp địa).
      Ngoài ra rơle khoảng cách số MICOM họ P44X còn có thể làm việc kết hợp với các sơ đồ bảo vệ liên động.
       Chức năng bảo vệ quá dòng (50/51)
      Có 4 cấp tác động độc lập nhau:
      - Cấp 1 và 2: có thể làm việc theo hướng thuận hoặc hướng ngược hoặc vô hướng. Khi lỗi TU và rơle đang làm việc có hướng thì rơle sẽ tự động chuyển qua làm việc vô hướng với thời gian chỉnh định riêng hoặc khoá (tuỳ chọn). Rơle có thể làm việc theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
      - Cấp 3: làm việc vô hướng hoặc khoá, với đặc tuyến thời gian độc lập và có thể làm việc liên tục hoặc chỉ làm việc với chức năng chống đóng điện vào điểm sự cố.
      - Cấp 4: làm việc vô hướng hoặc khoá với đặc tuyến thời gian độc lập, dùng để bảo vệ thanh góp.
       Chức năng bảo vệ quá dòng chạm đất (50/51N)
      Có hai cấp bảo vệ:
      - Cấp 1: làm việc có hướng hoặc vô hướng hoặc khoá theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
      - Cấp 2: làm việc có hướng hoặc vô hướng hoặc khoá theo đặc tuyến thời gian độc lập.
       Chức năng bảo vệ quá điện áp, kém điện áp (59/27)
      Mỗi chức năng có hai cấp bảo vệ. Cấp 1 có thể chọn theo đặc tuyến thời gian độc lập hoặc phụ thuộc. Cấp 2 làm việc theo đặc tuyến thời gian độc lập.
       Chức năng kiểm tra đồng bộ (25)
      Chức năng này dùng để đóng hoà máy cắt bằng tay hoặc trong chế độ tự động đóng lặp lại.
       Chức năng tự động đóng lặp lại (79)
      Rơle cho phép đóng lặp lại 3 pha có hoặc không kiểm tra hoà đồng bộ. Số lần đóng lặp lại cho phép là 4 lần trong một chu trình.
       Chức năng điều khiển máy cắt bằng tay
      Có kiểm tra hoà đồng bộ. Có các chế độ điều khiển: từ xa (remote), tại chỗ (local).
       Chức năng kiểm tra sự cố máy cắt (74)
      Lệnh khởi tạo có thể từ bên trong hoặc bên ngoài rơle.
       Chức năng giám sát kênh truyền tin (85)
      Khả năng kiểm tra các lỗi trên đường truyền kênh tin hoặc từ bản thân rơle.
       Chức năng phụ
      - Chức năng ghi lại sự cố: có thể ghi lại 510 sự cố mới nhất.
      - Chức năng đo lường: dòng, áp, góc pha, công suất.
      Các AE cho thêm ý kiến nhé.
      có ai biết nguyên lý hoạt dộng và các hình ảnh của họ rơle này thì giúp mình với
      +++---o0o---+++
      bài viết này còn thiếu nhiều bạn có thể cho mình hiểu thêm nguyên lý hoạt động và những hình ảnh cấu tạo nữa !

    12. #9
      Tham gia
      28-07-2011
      Địa chỉ
      HaNoi
      Bài viết
      124
      Cảm ơn
      16
      Được cảm ơn 45 lần, trong 34 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      Trích dẫn Gửi bởi hunggl Xem bài viết
      Em vào rùi,mà thấy tài liệu gì không!có mấy trang down mà cần có tài khoản..em hiện tại đang cần phần tính toán cho từng vùng bảo vệ và đặc tuyến làm việc của em nó.Ai có file gửi mail dùm mình:huyhoang5555@gmail.com
      vào đây mà ko biết down chỗ nào nữa thì tự xử bạn nhé,
      http://www.energy.siemens.com/us/en/...tion/siprotec/
      Toshiba Transmission-Distribution Systems.VN
      Relay & Substation Automation System
      M:+84984518910

    13. #10
      Tham gia
      15-09-2010
      Bài viết
      95
      Cảm ơn
      21
      Được cảm ơn 11 lần, trong 9 bài

      Mặc định Ðề: chia sẻ: ứng dụng rơle số MICOM họ P44X (tham khảo)

      mình cũng rất thích chủ đề này

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. rơle micom
      Bởi t21 trong diễn đàn TRỢ GIÚP VỀ TÀI LIỆU ĐIỆN
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 29-06-2013, 17:03
    2. Thảo luận - Cần tài liệu Rơ le số họ MiCOM P443
      Bởi linhbk.89 trong diễn đàn Bảo vệ hệ thống điện
      Trả lời: 3
      Bài cuối: 16-05-2013, 15:57
    3. Trợ giúp - Micom P543
      Bởi ghetho trong diễn đàn Bảo vệ hệ thống điện
      Trả lời: 3
      Bài cuối: 27-06-2012, 16:55
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016