• Webdien.com - Cầu nối dân điện


    1. [HOT] - Webdien đang tuyển các vị trí quản lý cao cấp


  • Trang 1 của 7 1234 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 10 của 64
    1. #1
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Chánh danh và bất chánh danh.

      Một buổi chiều ngồi nhậu với bạn bè, tình cờ mọi người bàn luận về vấn đề dùng chữ nghĩa.

      Có người cho rằng phải dùng từ chính xác. Gọi tên sự vật đúng với bản chất của sự vật đó. Có người cho rằng gọi như thế nào cũng được, miễn là mọi người đều hiểu.

      Cuộc tranh luận đáng lẽ sẽ diễn ra liên miên bất tận, nếu như... không hết bia.

      Thôi thì bây giờ QT đem chủ đề này lên đây, mọi người cùng nhau nhảy vào chém gió cho vui nhé. Ở trên này thì dứt khoát sẽ không sợ bị giới hạn vì... hết bia.

      --------------------------------------------------------------------------------
      Xem bài viết cùng chuyên mục:


    2. #2
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      Ngày xưa, Đức Khổng Tử đưa ra một học thuyết, gọi là thuyết chánh danh.

      Ngài nói " quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Vua phải ra vua, thần phải ra thần, cha phải ra cha, con phải ra con. Phải dùng từ thật chính xác để chỉ một sự việc. Và đồng thời, sự việc đó cũng phải tuân theo thật chính xác cái cách mà từ đó chỉ ra.

      Thế nhưng chẳng bao lâu sau, chính học trò cưng của ngài, cụ Mạnh tử, lại đưa ra thuyết bất chánh danh. Cụ bào, ban đầu chẳng thể có đường. Người ta đi mãi sẽ thành đường. Ngôn ngữ cũng vậy. Đừng đợi chờ ngôn từ chính xác. Hãy dùng bất cứ từ nào, miễn rằng tất cả mọi người đều đồng ý.

      Trải qua giao tiếp với khá nhiều bạn bè của các vùng miền, QT tạm thời có một nhận xét như sau:

      Người miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội theo thuyết chánh danh triệt để. Họ luôn tìm cách dùng từ cho thật chính xác. Họ đòi hỏi những người ở những vùng khác cũng phải dùng từ chính xác như họ.

      Trong khi đó, người miền Nam, cụ thể là dân Sài Gòn, lại có khuynh hướng theo thuyết bất chánh danh nhiều hơn. Họ có thể dùng bất kỳ từ nào, kể cả những từ rất ngô nghê, miến là rất nhiều người xung quanh họ hiểu được.

      Thế nhưng chuyện gì cũng có những ngoại lệ của nó.

      Mặc dù đa số mọi người HN thích khuynh hướng "chánh danh" nhưng cá biệt vẫn có một tỷ lệ, một số người nào đó, vẫn cứ "bất chánh danh như thường. Rồi ngay cả trong một đống từ ngữ phân biệt rạch ròi, thì vẫn có lác đác vài từ dùng sai từ nghĩa gốc, nhưng mọi người vẫn hiểu, theo đúng tinh thần của "bất chánh danh".

      Ngược lại, trong miền Nam, dù đa số đều rất thoải mái trong tên gọi, nhưng vẫn có một vài người vẫn khắt khe trong việc gọi tên thế nào cho đúng. Và cũng trong một rừng những từ ngữ "sao cũng được" của miền Nam, thì cũng có một số từ buộc phải "chánh danh" khắt khe chẳng khác gì người Hà Nội.

      Mời các bạn phân tích tiếp. Nếu có thí dụ thì càng hay.

    3. #3
      Tham gia
      05-08-2010
      Địa chỉ
      Tây Sơn - Bình Định
      Bài viết
      97
      Cảm ơn
      32
      Được cảm ơn 95 lần, trong 39 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      Chánh danh hay là Chính danh Bác ???
      Quan điểm của em là nói làm sao cho người ta hiều là ok . Còn khi viết lách hoặc những việc quan trọng thì nên chú ý dùng từ phổ thông là ok rồi.

    4. #4
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      Ở miền Bắc, ngườ ta phân biệt rạch ròi mũ và nón. Cái nồi cơm điện đội trên đầu khi lái mô tô, thì dứt khoát phải là mũ, chứ không được gọi là nón. Trong khi dân SG gọi nón cũng được, gọi mũ cũng chẳng ai quan tâm.

      Một cuộc tranh luận be bé giữa một ông bạn HN và ông bạn SG:

      - sao lại gọi là nón, nó có giống cái nón đâu?
      - thế thì mũ và nón khác nhau thế nào?
      - cái nón phải có hình dáng như hình nón, mới gọi là nón.
      - không phải. Vì cái hình conic đó nó giống cái nón lá, nên mới gọi là hình nón.
      - nhưng cái nón thì dứt khoát phải... hình nón.
      - thế cái nón quai thao nhà bác có giống hình nón không???

    5. Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:


    6. #5
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      Trích dẫn Gửi bởi Xuân Trường Xem bài viết
      Chánh danh hay là Chính danh Bác ???
      Quan điểm của em là nói làm sao cho người ta hiều là ok . Còn khi viết lách hoặc những việc quan trọng thì nên chú ý dùng từ phổ thông là ok rồi.
      Chữ chính và chánh, trong một số trường hợp thì có thể dùng chung cho nhau. Một số trường hợp thì không.

      Thí dụ chính - phụ, và chánh - phụ. Trong đó chính có nghĩa là chủ yếu.

      Thí dụ chính thất: vợ chính, cũng có thể gọi chánh thất.

      Nhưng: chính trị, không ai gọi là chánh trị cả.

      Chính kiến, không ai gọi là chánh kiến, vì nó là ý kiến về mặt chính trị, chứ không phải ý kiến chính thức. Nếu là ý kiến chính thức, thì có thể gọi là chánh kiến được.

    7. #6
      Tham gia
      07-03-2010
      Bài viết
      82
      Cảm ơn
      15
      Được cảm ơn 219 lần, trong 47 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      có lẽ bác QT hay đọc về những nhân vật kiệt xuất của trung quốc nhỉ? những cái đó từ những con người vĩ đại nói ra. có thể bây giờ vẫn còn đúng. nhưng xã hội bây giờ thay đổi liên tục đôi khi chúng ta cũng phải thay đổi theo để phát triển.
      thangtdh
      mail:thangth88@gmail.com

    8. Những thành viên đã cảm ơn thangtdh vì bài viết hữu ích:


    9. #7
      Tham gia
      05-08-2010
      Địa chỉ
      Tây Sơn - Bình Định
      Bài viết
      97
      Cảm ơn
      32
      Được cảm ơn 95 lần, trong 39 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      ở Sg mà nói nhà ở phố , ngõ , ngách thì chắc bị ăn đòn là cái chắc. hehe.

    10. Những thành viên đã cảm ơn Xuân Trường vì bài viết hữu ích:


    11. #8
      Tham gia
      07-03-2010
      Bài viết
      82
      Cảm ơn
      15
      Được cảm ơn 219 lần, trong 47 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      có câu này ngày xưa còn nhỏ em rất hay nhầm và cũng rất hay phải tiếp xúc đến đó là: quả trứng gà và cây trứng gà. ngoài bắc chúng em gọi là cây trứng gà còn trong nam họ gọi là cây lêkima. co chú trong nam ra gọi lêkima em ko hiểu tưởng có ma chạy một mạch. bây giờ nghĩ lại thấy việt nam ngôn ngữ thật đa dạng.
      thangtdh
      mail:thangth88@gmail.com

    12. Những thành viên đã cảm ơn thangtdh vì bài viết hữu ích:


    13. #9
      Tham gia
      30-05-2008
      Địa chỉ
      Cung trăng
      Bài viết
      2,407
      Cảm ơn
      1,147
      Được cảm ơn 3,856 lần, trong 1,432 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      Ngày thống nhất đất nước, người miền Nam cảm thấy rất lạ tai về cách gọi tên một số sự vật của người miền Bắc. Cũng như thế, người miền Bắc lại rất hay cười cợt cách dùng từ của người miền Nam

      Thí dụ, từ "sự cố" là một từ mà người miền Nam chưa bao giờ nghe, chưa bao giở đọc trong bất cứ tài liệu nào trước đó. Ngược lại, người Bắc vào Nam không sao nhịn được cười trước cái bảng "được phép quẹo phải khi đèn đỏ". Họ cũng không hình dung được "quẹo" là kí rì.

      Người miền Nam cứ thích nói ngược một số từ, do quen miệng, hoặc do không hiểu rõ nghĩa, hoặc đơn giản chỉ vì... người ta nói vậy thì mình cứ nói vậy. Thí dụ "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây..." nghĩa là chẳng thèm phân biệt active voice hay passive voice gì cả. Có lần trong một vở cải lương, có một cô bé cứ la lên the thé: "em không biết đâu, em đền anh đó. Anh bắt đền cho em đi..." Trường hợp này thì người miền Nam bất chánh danh thấy rõ, người Bắc chính xác hơn, chánh danh.

      Trong khi đó, người miền Bắc lại chẳng thèm phân biệt đài phát thanh, và máy thu thanh, mà cứ gọi ráo là đài. Sau này mới sinh ra, nào là đài ca sét, rồi lại đài xi đi... Ngược lại người Nam thì chỉ gọi cái đài phát (theo nghĩa đen, là trạm phát sóng, theo nghĩa rộng hơn là một chương trình tích hợp nhiều thứ trên một làn sóng cố định) là đài thôi, còn cái thu, thì cứ gọi là cái radio. Trường hợp này là một ngoại lệ, miền Bắc bất chánh danh, và miền Nam chánh danh.

    14. #10
      Tham gia
      07-03-2010
      Bài viết
      82
      Cảm ơn
      15
      Được cảm ơn 219 lần, trong 47 bài

      Mặc định Ðề: Chánh danh và bất chánh danh.

      em cũng tò mò không biết bác quocthai ở miền nam hay miền bắc vậy nhỉ?
      thangtdh
      mail:thangth88@gmail.com

    Trang 1 của 7 1234 ... CuốiCuối

    Trả lời với tài khoản Facebook

    Các Chủ đề tương tự

    1. Trợ giúp - Sát hạch chức danh trưởng ca
      Bởi kstatrach.hue trong diễn đàn Các vấn đề khác trong hệ thống điện
      Trả lời: 11
      Bài cuối: 08-03-2022, 17:15
    2. điện lực ĐỊNH QUÁN báo danh nào
      Bởi worker trong diễn đàn Offline miền Nam
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 06-03-2014, 22:45
    3. Thảo luận - giúp em đặt chỉ danh cho sơ đồ trạm biến áp
      Bởi vipkuchip11 trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến áp
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 01-03-2013, 19:12
    4. Những câu danh ngôn cuộc sống hay !
      Bởi tranluong776 trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓ
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 12-12-2012, 15:25
    Văn Võ Trạng Nguyên
    Hắc Hiệp Đại Chiến Thánh Bài 2
    Đặc Cảnh Diệt Ma
    Khử Ma Đạo Trưởng
    Cương Thi Diệt Tà
    Sự Hình Thành Của Đế Chế Mông Cổ
    NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ CỦA GIẢI GOLF PHÚ MỸ HƯNG 2016