Kết quả 1 đến 10 của 74
-
19-10-2010, 22:17 #1
Chất "THIỀN" trong tâm tư người thợ điện.
Hôm trước trên chat box, thấy khá nhiều anh chị em thảo luận với nhau về thiền. Từ đó mới thấy tính chất thiền trong tâm tư người thợ điện chúng ta cũng thể hiện tương đối rõ nét. Thậm chí, có anh còn phấn khích, để nghị lập cả cái box về Thiền học.
QT thì không đến nỗi phấn khích như thế. Chỉ giành một khoảng nho nhỏ, để anh chị em nào thích, thì vào đây bàn toán loạn về Thiền cho nó thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng.
Đề nghị pé TTKK mở đầu bằng một số bài thơ thiền hôm trước đăng trên chat box.
Bạn nào có những câu truyện thiền nho nhỏ, thì cũng post lên, anh em chúng ta cùng thảo luận.
Vì vấn đề Thiền bên nhà Phật có đặc tính là rất thoáng, rất mở. Nên kể cả những tranh luận mang tính hơi ...lạc thiền một chút (thí dụ như dữ dội một chút, bắng nhắng một chút, tếu táo một chút, dung tục một chút, thậm chí vô lý một chút...) cũng không phải là vấn đề gì cấm kỵ.
Nào, mời các bạn-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cách làm NHÀ TĂM và các loại BẰNG TĂM:
- [NÊN ĐỌC ĐỂ HIỂU VỀ webdien] TÂM SỰ của các MOD và Các Thành Viên Có Màu ĐEN+NÂU về việc...
- Đàn ông và nhậu nhẹt!
- Ngành điện thiếu những bóng hồng :((
- Chất "THIỀN" trong tâm tư người thợ điện.
- Cảm nhận của member về webdien qua các chặng đường :X
- Tự sự về webdien những buổi ban đầu:
- Vật lý: lại câu đố vui chưa có lời giải đáp.
- Những chuyện vui nhỏ xíu về vật lý
- Địa lý: câu đố vui chưa biết lời giải đáp.
- Dân đen mua oto ....!!???
- Hải quân Nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
- Cuộc thi xáng tác câu đối tết. Xin mời nhào dzô.
- [TỔNG HỢP] Những câu chuyện hay trong cuộc sống.
- Cái gì là đặc trưng của Sài Gòn???
-
The Following 5 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
-
19-10-2010, 22:24 #2
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
cho em bắn phát đầu
định nghĩa thiền
Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:
to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect. Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那).
Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.
Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...
Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".
Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:
"Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu." Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.
Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.
Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).
Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện.Kiếp giang hồ chưa một lần khuất phụcDiary in English of member webdien.com
Bỗng ngập ngừng trước giọt lệ mỹ nhân
http://webdien.com/d/showthread.php?t=8210
-
The Following 2 Users Say Thank You to longVN For This Useful Post:
-
19-10-2010, 22:33 #3
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Trong khi chờ đợi pé TTKK post bài, QT nói lảm nhảm vài câu nhé.
Tại sao người thợ điện lại cần một chút chất "Thiền"?
Cong việc của chúng ta khá vất vả. Từ người thợ cầm cây tournervis cho đến anh kỹ sư ngồi thiết kế, cả đến chị thí nghiệm ngồi bên những máy thử tinh vi. Tất cả đều chung một cảm giác là khá căng thẳng thần kinh. Nếu không có chút chất thiền trong tâm tư, sẽ rất dễ dàng tiến đến suy nhược thần kinh, và chuyện "điên nặng" nó đang từ từ tiến đến.
Và ngược lại, tại sao người thợ điện thường có sẵn một ít chất thiền?
Có lẽ dần dà quen dần với những căng thẳng, người thợ điện lâu năm ngày càng thêm tĩnh tâm. Tâm tư của họ càng ngày càng lặng xuống. Tính khi bình tĩnh hơn, điềm đạm hơn. Họ nhìn thấy những mối nguy nhiều hơn, nên họ sẽ cảm thấy thương bản thân và thương người khác nhiều hơn.
Công việc của những người thợ điện, có nhiều lúc rảnh rỗi chờ việc (thí dụ như lúc ngồi chờ cắt điện để làm việc) ở những nơi trống trải (thí dụ ở chân một cột điện nằm tuốt trên đồi cao) sẽ giúp họ thường xuyên suy gẫm. Từ đó tính "Thiền" càng ngày càng rõ nét.
Có thể họ là Phật tử, có thể không. Có thể họ là những tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo, những người không tôn giáo... Nhưng chất thiền vẫn phảng phất hiện diện trong tâm tư họ, dù họ có quan tâm hay không.
Đó là cảm nhận của QT. Còn các bạn thế nào?
+++---o0o---+++
Câu chuyện về hai anh thợ điện.
Cải biên từ câu chuyện hai nhà sư.
Hai anh thợ điện đi ngang một cột điện, thấy một cô gái trẻ và đẹp đang bị điện giật. Một anh tìm cây gậy tách cô gái ra khỏi cột. Một anh nắm chéo áo cô lôi ra khỏi vị trí đó.
Ghé tai vào mũi cô ta, họ phát hiên cô đã ngưng thở. Sờ vào động mạch cổ, họ phát hiện tim cô đã ngưng đập.
Anh thợ trẻ, chưa vơ con, còn mắc cở không dám làm gì hết. Nhưng anh đã kịp thời làm một việc rất quan trọng, là gọi xe cấp cứu. Trong khi anh thợ lớn tuổi lẳng lặng theo đúng quy trình cấp cứu mà làm.
Anh đặt cô gái nằm ngửa ở một nơi thoáng mát. Lấy chiếc áo khoác của cô quấn lại kê vào cổ cho đầu hơi ngửa ra. Nới lỏng toàn bộ khóa áo, khóa quần cho máu huyết dễ lưu thông. Tìm moi hết các vật lạ trong miệng cô ra.
Anh bắt đầu động tác xoa bóp trái tim xen kẽ với hà hơi thổi ngạt. cứ lần lượt , luân phiên một lúc lâu. Đến khi xe cấp cứu chạy đến nơi thì cô gái, mặc dù chưa tỉnh, nhưng đã tự thở được, và tim đã đập trở lại.
Sau khi bàn giao cô gái cho bác sĩ, hai anh lại tiếp tục đi đến nơi công tác. Anh thợ trẻ cứ bức xúc mãi, nhưng vẫn cố nhịn. Cuối cùng, không nhịn được, anh buột miệng hỏi anh thợ già:
Tại sao anh thường tự cho mình là người trong sạch, đạo đức, mà hồi nãy anh lại làm như thế với cô gái?
Anh thợ già trả lời: tôi đã đặt cô ấy lên xe cứu thương, sao anh còn ôm cô ta đến tận đây????Sửa lần cuối bởi quocthai; 19-10-2010 lúc 22:57.
-
The Following 14 Users Say Thank You to quocthai For This Useful Post:
-
19-10-2010, 22:57 #4
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Anh Thái !
Công ty của em thì luôn có môn này và còn đi sâu vào tâm linh...Thỉnh thoảng trước giờ họp cũng thiền 5 phút ...về ích lợi thì không bàn nhưng thiết nghĩ đến bao giờ mình mới thực sự là rũ bỏ tất cả để mà thiền hoặc là không còn lo nghĩ nhiều...
Làm sao mà thiền nổi khi trong đầu rất nhiều lo toan nào là lo người ta có mua hàng mình ko? về đúng giờ để đón con, con bịnh, tối nay ăn gì nói chung là búa xua...
Thực sự cũng mong thời gian nữa khi thống nhất thiên hạ rồi thì cũng sẽ là Thiền Nhân.
DKH
-
The Following 2 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
19-10-2010, 22:58 #5
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Tui thì ngồi thiền muốn chết luôn nè, làm bảo trì trong công ty mà mua máy nhập ko , đợi hoài mà nó không hư, phải ngồi thiền hoài , nhiều khi cả ngày không làm gì hết, đúng không?
-
Những thành viên đã cảm ơn haidongthap vì bài viết hữu ích:
-
19-10-2010, 23:03 #6
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Vậy thì cứ thiền đi hoặc làm gì đó cũng được hay làm phụ cho bộ phận khác đi, việc bảo trì ngồi không là thường, chỉ sợ khi máy hư thì lúc đó lại không sửa được phải kiu chuyên gia qua ...
Nuôi quân 3 năm sài 1 giờ mà. Cứ chơi cho nó sướng ngày nào hay ngày đó.
Hồi đó Hải phụ trách xưởng mới, xưởng cũ thì có người cũ do làm lâu năm hơn và làm xưởng cũ nên hư hoài còn xưởng mới thì chơi tối ngày nhưng nếu đã hư thì không dám tin mình lắm vì máy móc là mới nhập.
DKH
-
The Following 2 Users Say Thank You to Dang Ky Hai For This Useful Post:
-
19-10-2010, 23:03 #7
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
-
Những thành viên đã cảm ơn quocthai vì bài viết hữu ích:
-
20-10-2010, 06:36 #8
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Dạ, về phần thực hành THIỀN thì TTKK sẽ p0st sau, còn giờ mời cả nhà 1 số bài thơ mang tính PHẬT GIÁO:
Trong bài văn bia chùa Linh Xứng Ngưỡng Sơn hay Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi của Thiền sư Hải Chiếu đã viết: “Ôi! Sinh thành đã nuôi lớn ta có bằng vua và cha nên phải kính trọng, dẫn dắt và che chở ta, có gì hơn là phúc tuệ, cho nên phải tin theo, đem phúc to này chúc vận lớn ấy, nghiệp đời là dằng dặc dài lâu, vận nước đời đời thịnh vượng.”Nếu mình hiếu thảo với mẹ chaMai sau con hiếu với ta khác gìNếu mình ăn ở vô nghìĐừng mong con thảo làm gì uổng côngKìa xem giọt nước xuôi dòngPhật giáo ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam, tự thân của nó đã dung hòa, tiếp tiến, thích ứng với đạo lý truyền thống của dân tộc và trở thành nếp sống đạo đức hướng thượng của người dân Việt từ xưa cho đến nay.Trong đó hiếu hạnh được xem là hạnh đứng đầu trong muôn hạnh. Bởi đức Phật dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Và như thế hạnh hiếu không chỉ là cơ sở cội nguồn của văn hóa tình người mà còn là cơ sở thiết lập nền văn hóa vô ngã vị tha khi mà con người luôn giáp mặt với khổ đau và tìm cách vượt thoát đau khổ.Giọt sau giọt trước cũng đồng một nơi.
“…至妙至寂
無象無形
彊自立名
希夷自在
澹泊摩待
先天地生
涅而不緇
磨而不磷
純粹唯精
粵有金仙…”
Nghĩa là: Rất diệu mà rất tĩnh
Không dáng cũng không hình
Gượng đặt tên cho nó
“Cực nhỏ” và “cực tinh”
Đạm bạc riêng tồn tại
Trước thuở trời đất sinh
Muốn nhuộm đen chẳng được
Đem mài vẫn nguyên lành
Diệu thay cái tâm ấy
Thuần tuý và tinh anh.“四宏廣敷六度齊修究斯元味設清淨教”覺逐浮偽
( Rộng mở lời thề nguyền
Tu hành đủ lục độ
Tham cứu sâu đạo thiền
Trí tuệ đuổi hư nguỵ
Dựng giáo lý diệu huyền.)
Dù trong hoàn cảnh nào, Phật giáo luôn luôn cùng với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ những thành quả mà Đất nước đã đạt được. Cả hai cùng mục đích thiết thực nhằm xây dựng đời sống người dân Đại Việt được sống trong bối cảnh đất nước thanh bình, đúng như tinh thần bài thơ của Thiền sư Không Lộ giải bày dưới triều Lý:
“Vạn lý thanh giang, vạn lý thiênNhất thôn tang giá nhất thôn yênNgư ông thụy trước vô nhân hóaDịch thơ:Qúa ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền” [1]
Trời xanh nước biếc muôn trùngMột thôn sương khói, một vùng dâu đayÔng chài ngủ tít ai hay(Kiều Thu Hoạch dịch)Qúa trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền
[1] S đd, tr 386.
沉 壇 紛 紜錦 繡 爭 春承 玆 福 慧囹 圄 拘 系咸 脫 幽 屯“ Hương trầm khói toả quanhGấm vóc khoe xuân sắcPhúc lành khắp chúng sanhGông cùm và tù ngụcPhá bỏ, đời thanh bình”
Còn 1 bài thơ nữa làtổng quan Phật giáo đời Lý qua bài“Đại Việt Quốc Đương Gia Đệ Tứ Đế Sùng Thiện Diên Linh Tháp Bi”của Thượng thư Nguyễn Công BậtThích đy chơy, ăn quả bơ, độy mũ phớt
-
The Following 6 Users Say Thank You to Tiểu Thư Kiêu Kỳ For This Useful Post:
-
20-10-2010, 11:04 #9
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Xem nội qui box Hỏi đáp về điện tại đây:
http://webdien.com/d/showthread.php?t=12077
-
Những thành viên đã cảm ơn lightingbolt vì bài viết hữu ích:
-
20-10-2010, 12:35 #10
Ðề: Chất "thiền" trong tâm tư người thợ điện.
Có lẽ lên ngồi thiền thật.Tính em nóng vội nên ko làm dc cái j cả
Vạn sự như ý !
-
Những thành viên đã cảm ơn nguyenduonghy86 vì bài viết hữu ích:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Tọa đàm "Kinh nghiệm thiết kế chiếu sáng trong hệ thống M&E"
Bởi phamdat9 trong diễn đàn THẢO LUẬN VỀ CƠ ĐIỆN - M&ETrả lời: 3Bài cuối: 06-03-2022, 22:24 -
Trợ giúp - hỏi về "Đơn Nguyên" trong khu chung cư !
Bởi note.e trong diễn đàn HỎI & ĐÁP VỀ ĐIỆNTrả lời: 1Bài cuối: 20-05-2013, 11:02 -
Các "Mod mới" và các nick lên màu "rửa" chức với member webdien
Bởi wendy trong diễn đàn GÓC CHÉM GIÓTrả lời: 78Bài cuối: 04-12-2011, 17:57 -
18/09/2010 Chúc Mừng Sinh Nhật "cô Nhóc" và pé "xuxupzo"
Bởi wendy trong diễn đàn LÀM QUEN - KẾT BẠN - GIAO LƯUTrả lời: 23Bài cuối: 27-09-2010, 21:47