Kết quả 1 đến 10 của 33
-
27-04-2009, 00:16 #1
cách lắp đặt tủ điều khiển máy bơm
mấy huynh ơi, có anh nào đã và đang làm về đề tài này ko chỉ với! mình chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này... hic hic, thế mà mấy sếp kêu làm
-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Cơ bản về cầu trục
- Mạch điều khiển cửa cuốn
- Mô phỏng mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha bằng phương pháp đổi nối sao - tam...
- Sơ đồ mạch điện tủ điều khiển cửa cổng
- thiết kế sơ đồ điều khiển tư động định giờ bơm nước
- mạch khởi động tuần tự, ngắt đồng loạt.
- cách lắp đặt tủ điều khiển máy bơm
- cần giúp về sơ đồ chân IC
- không dùng rơle time OFF delay quả là khó!!!
- Phao đo mức nước ở bể xử lý nước thải
- Bộ lưu điện công suất nhỏ cỡ <1kW
- Kỹ sư Instrument và bản vẽ P&ID
- Lại là bài bơm nước,mọi người vào giúp em với
- Chuẩn truyền tín hiệu (RS232, RS485)
- [Help] Làm sao để chuyển file CAD sang file ảnh có độ phân giải cao?
-
-
27-04-2009, 00:17 #2
cái này đáng lẽ cho tụi worker làm chứ! mình chỉ thiết kế mạch thôi hà
-
06-06-2009, 08:32 #3
Kỹ sư cũng cần phải biết lắp đặt tủ, bác à, mà phải lắp đặt giỏi nữa. Nếu không biết, nhiều khi thiết kế xong, worker không lắp được. Họ lại chê bai KS thiết kế... dỏm.
-
06-06-2009, 15:34 #4
bác có thể dùng mạch khởi động trực tiếp động cơ và công tắc phao để điều khiển bơm tự động là đựơc rồi, nếu trong bể chứ nước mà nước bị dao động mạnh thì bác có thể dùng 1 ống phi 49 để ổn định lại vị trí phao, tránh tác động thiếu chính xác
-
Những thành viên đã cảm ơn combui_viahe vì bài viết hữu ích:
-
06-06-2009, 15:52 #5
Kỹ sư mà không lắp đặt được thì vất. phải tự học hỏi thôi chứ công nhân nhiều lúc họ cũng lăp được nhưng họ cư tỏ ra không biết để thử tài kỹ sư nếu không làm được thì dơ lắm
-
06-06-2009, 21:31 #6
Hihi lắp mấy cái tủ đó mà ko biết lắp nữa hả, thế mà tk mạch được (mạch đk, mạch động lực ngon lành luôn mà) hay là lại đố mấy a e trong diễn đàn đó...
Bạn hỏi phải rõ ràng cho các bạn còn thảo luận trao đổi nữa chứ hihi.
vd tủ điều khiển máy bơm đó có những yêu cầu j (bơm cho chữa cháy hay là bơm nuớc sinh hoạt...), rồi bơm đó chạy trực tiếp hay là khởi động sao-tam giác...
Rồi tùy vào các dữ kiện trên bạn sẽ có hướng giải quyết.
Bạn cứ đưa lên cho mọi nguời giúp bạn , manh dạn lên!
Chúc bạn thành công!Mail: minhtuan1412@webdien.com
Yahoo:minhtuan22_2004
1 - Đề nghị viết Tiếng Việt có dấu
2 - Viết đúng chuyên mục, chọn kiểu phân loại bài và ghi tiêu đề rõ ràng
3 - Cố tình vi phạm, cho leo cột điện 30 ngày
-
07-06-2009, 22:57 #7
tức là trong quá trình thực tập thì mình chỉ được lắp đặt mạch cao lắm là trên bảng mạch thôi! dây, contactor, relay... thì để loạn xạ... miễn sao là chạy. hic hix, thề nhưng để mà ra ngoài làm thì phải "bỏ" vô tủ đàng hoàng chứ đâu có lộn xộn như vậy... rồi khoan tủ làm sao? cái đó có thầy cô nào chỉ đâu
ít ra cũng phải xem qua mới biết chứ.. kS mới ra trường tay nghề còn thua công nhân đó mấy anh... nhưng thiết kề và hiểu mạch thì khác
-
07-06-2009, 22:59 #8
-
08-06-2009, 18:51 #9
Tạm thời anh phân chia công việc ra những công đoạn thế này:
Giai đoạn thiết kế mạch: Như anh đã làm trước đây, không có gì cần bàn. Chỉ có điều anh nên cho số chỉ danh của từng điểm nút, và vẽ luôn trên sơ đồ. Lưu ý không nên để trùng 2 điểm nút một số chỉ danh.
Giai đoạn thiết kế hình thể: Tính toán tủ, bố trí vị trí các thiết bị linh kiện vào bên trong tủ. Thí dụ cụ thể như điều khiển máy bơm của anh có thể có:
1 áp tô mát,
3 công tắc tơ (để đổi nối sao tam giác),
2 cầu chì (cho mạch nhị thứ),
1 rơ le nhiệt,
1 rơ le thời gian,
1 bộ biến dòng,
1 đồng hồ ampe,
1 bộ nút bấm start, stop,
1 bộ đèn báo xanh, đỏ,
1 bộ hàng kẹp công suất, 1 bộ hàng kẹp điều khiển.
1 số hộp chứa dây....
(còn gì thêm nữa thì anh cứ bổ sung thêm vào).
Thiết bị nào bố trí ở cửa trước, thiết bị nào bố trí ờ đế sau tủ, vị trí thế nào, kích thước ra sao... anh phải vẽ cụ thể ra. Từ vị trí đó, định vị tâm các lỗ khoan, kích thước lỗ... Nhớ chừa chỗ cho 4 lỗ bu lông bắt tủ vào tường (nếu cần).
Giai đoạn thiết kế nối dây: Từ sơ đồ nguy6n lý đã thiết kế, anh đưa ra sơ đồ nối dây. Đầu tiên là dây động lực, sau đó đến dây điều khiển. Thứ tự bắt đầu từ hàng kẹp vào đến thiết bị. các mạch nối tiếp từ thiết bị này đến thiết bị khác thì dễ. Các mạch nối song song thì phải đi dây theo kiểu bắc cầu. Thí dụ từ hành kẹp số 1 đến chân 3 của thiết bị A, rôi từ chân 3 của thiết bị A đến chân 6 của thiết bị B... Tránh nối tất cả các chân vào cùng 1 điểm.
Để dễ dàng thiết kế sơ đồ nối dây, anh nên có một bản vẽ nguyên lý (bản nháp) để trước mặt. Sau khi chơi xong một sợi dây, anh dùng bút dạ quang (bút high light) đánh dấu đoạn nối trên sơ đồ. Cho đến khi nào cả sơ đồ nhòe nhoẹt không còn chỗ nào sạch sẽ, xem như đã hoàn tất sơ đồ đấu dây.
Sơ đồ nối dây có thể thiết kế theo 2 kiểu:
a/. Vẽ những đường nằm ngang, ngắn ngắn tượng trưng cho từng đoạn dây nối. Mỗi sợi dây, có số chỉ danh và có địa chỉ 2 đầu. Kiểu này dễ dàng cho thợ lắp ráp, nhưng rất tốn giấy. Có thể lập thành bảng như excell.
b/. Vẽ trực tiếp vào sơ đồ bố trí thiết bị. Thí dụ tại công tắc tơ số 2 có 12 chân, chân số 12 là đầu dưới của cuộn dây nam châm có 2 sợi dây nối vào. một dây nối đến điểm số 12, đầu dưới cuộn dây công tắc tơ số 1, một sợi dây nữa nối đến điểm số 12 đầu dưới của cuộn dây công tắc tơ số 2, thì anh viết luôn 2 địa chỉ nơi đến vào chỗ chân 12 của CTT số 2. Cách này tiện cho sửa chữa sau này, ít tốn giấy nhưng khó lắp ráp hơn.
Giai đoạn lắp đặt thiết bị: Khoan lỗ lắp các thiết bị lên mặt sau và của trước của tủ.
Giai đoạn đi dây:
Đi dây lực trước, dây điều khiển đo lường sau.
Cũng cần có 1 bản vẽ nối dây và cây bút dạ quang trước mặt.
Nên dùng các ống cao su có in số để đánh dấu mỗi đầu dây.
Nên sử dụng đầu cosse và kìm bấm cosse.
Ướm sợi dây theo đường đi dự tính của nó, cắt cho dư một ít. Dùng các ống cao su có in số xỏ vào cả 2 đầu dây. Vì 2 đầu của 1 sợi dây luôn cùng 1 số chỉ danh, nên số xỏ vào 2 đầu phải giống nhau. Dùng kìm chuốt dây hoặc dao nhỏ chuốt dây 2 đầu, bấm cosse và nối vào vị trí.
Đối với cáp lực, cần phải uốn định hình trước.
Có thể bó các nhánh dây từ bó dây chính đến các thiết bị bằng dây gai, hoặc dây đai cáp bằng nhựa (Cable tie). Các đầu dây nối đến thiết bị nên hơi dư một chút, và uốn cong cùng đường kính cong, cùng chiều cho đẹp, và cho tiện nếu cần kẹp đo dòng... Đường chính nên đi trong hộp. Nếu khong có hộp thì phải bó gon cả bó dây chính. Lưu ý khi bó nên sắp xếp các dây ngay hàng thẳng lối cho đẹp. Sợi dây nào dài quá, có thể kéo ziczac qua lại để ngắn lại, và phần ziczac đó dấu vào ruột bó dây.Sửa lần cuối bởi cô Nhóc; 08-06-2009 lúc 18:54.
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 5 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
08-06-2009, 19:01 #10
Đây là một bài viết Nhóc đã gởi trên một diễn đàn khác, bây giờ copy về đây, hâm nóng lại:
Gửi bởi Nhóc
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 14 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - điều khiển động cơ điện một chiều dùng chip vi điều khiển và hiển thị tốc độ trên led 7 thanh
Bởi hồng phượng trong diễn đàn Các vấn đề ĐK chưa phân loạiTrả lời: 5Bài cuối: 05-03-2022, 10:41 -
help điều khiển triac BTA12-600b bắng vi điều khiển
Bởi lamvanmanh trong diễn đàn Điện tử cơ bảnTrả lời: 14Bài cuối: 04-03-2022, 17:57 -
Thảo luận - Nghiên cứu hệ điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ roto lồng sóc bằng phương pháp điều khiển vector tự
Bởi cbva trong diễn đàn GIÚP ĐỠ GIẢI BÀI TẬPTrả lời: 0Bài cuối: 03-06-2014, 00:31 -
Trợ giúp - điều khiển động cơ một chiều thì ta nên dùng mạch cầu H hay điều khiển bằng relay.
Bởi weddien_13 trong diễn đàn Động cơ điệnTrả lời: 4Bài cuối: 19-07-2010, 23:43