Kết quả 1 đến 10 của 22
Chủ đề: Một bài toán thực tế!
-
27-10-2010, 17:11 #1
Một bài toán thực tế!
Thảo Dân vừa thấy một hiện tượng hơi chuối. Đã có rất nhiều kiểm tra, nhiều đo đạc nhưng chưa khắc phục được. Nay chia sẻ cùng anh em. Thảo Dân tạm thời chưa đưa ra kết luận cuối cùng, phần này dành cho anh em thảo luận.
1. Hiện trạng cấp điện.
- Máy biến áp 630 kVA - 35/0,4kV. Không bị quá tải.
- Bán kính cấp điện, tính từ trạm biến áp:
+ Đường trục: khoảng 1 km.
+ Đường nhánh: khoảng 2,8km.
- Dây dẫn nhiều chủng loại.
- Phụ tải: sinh hoạt. Có rất nhiều ổn áp của các hộ gia đình phía cuối nguồn.
2. Hiện tượng ghi nhận được từ thực tế:
- Điện áp các pha đo được tại các điểm khác nhau trong lưới điện có sự lệch nhau rất nhiều, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Độ lệch điện áp giữa các pha được ghi nhận: Nhỏ nhất là khoảng 10 Vôn, lớn nhất là khoảng 120 Vôn.
- Điện áp pha cao/thấp không cố định ở pha nào. Có thời điểm trong ngày, nếu một pha thấp thì hai pha còn lại cao (nhưng không vượt 220V). Điện áp dây lệch không đáng kể. Điện áp đo tại cực máy biến áp là cân bẳng (lệch không đáng kể).
3. Yêu cầu: tìm giải pháp khắc phục hiện tượng trên.
PS:
- Trong quá trình thảo luận, tìm giải pháp, các bạn có yêu cầu bổ xung số liệu nào thì Thảo Dân sẽ bổ xung (nếu TD có). Vấn đề là chia sẻ chứ không phải thách đố!
- Những ai quan tâm thì xin mời, những ai không thích thì làm ơn đứng bên ngoài cho.
Cảm ơn các bạn.-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Thảo luận về trung tính, nối đất trong truyền tải và phân phối điện
- cách đọc bản vẽ và ký hiệu các thiết bị điện trên bản vẽ
- Thảo luận các hiện tượng trong truyền tải điện
- Cos φ: những vấn đề để thảo luận.
- Thảo Luận: Truyền tải điện đi xa
- Tính toán tiết diện dây trong truyền tải và phân phối điện
- dòng điện 3 pha 220/380 V ?
- Một số hình ảnh từ đường dây đến trạm
- Truyền tải HVDC hay HVAC ?
- Thảo luận các vấn đề về trụ điện trong truyền tải
- Hỏi về lệch pha trong dòng điện 3 pha
- Ký hiệu Cu/XLPE/DSTA/PVC -> DSTA là gì?
- Hỏi về mạng điện 3 pha 4 dây
- điện 1 pha mà có 2 dây nóng ???
- tại sao phải có dây trung tính ?
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!
-
Những thành viên đã cảm ơn Thảo Dân vì bài viết hữu ích:
-
-
27-10-2010, 18:36 #2
Ðề: Một bài toán thực tế!
Điện sinh hoạt nhưng trong đó có sử dụng nhiều loại thiết bị động cơ có công suất lớn đúng ko? nếu phân ra các pha do các hộ sử dụng không đều thì sẽ có lệch rồi
-
27-10-2010, 22:06 #3
Ðề: Một bài toán thực tế!
Cái này khó nhằn lắm đây. hi hi. để suy nghĩ phát.
-
28-10-2010, 08:31 #4
Ðề: Một bài toán thực tế!
" Điện áp các pha đo được tại các điểm khác nhau trong lưới điện có sự lệch nhau rất nhiều, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Độ lệch điện áp giữa các pha được ghi nhận: Nhỏ nhất là khoảng 10 Vôn, lớn nhất là khoảng 120 Vôn.
- Điện áp pha cao/thấp không cố định ở pha nào. Có thời điểm trong ngày, nếu một pha thấp thì hai pha còn lại cao (nhưng không vượt 220V). Điện áp dây lệch không đáng kể. Điện áp đo tại cực máy biến áp là cân bẳng (lệch không đáng kể).
" anh nói rõ hơn tí nữa đi,em vẫn chưa hiểu lắm
-
28-10-2010, 08:37 #5
Ðề: Một bài toán thực tế!
Chiều dài hạ áp tới 2,8km thì chịu. Không khắc phục được đâu. Còn lệch pha do tính chất phụ tải thôi, có phụ tải sử dụng ban ngày, có cái ban đêm. Cân pha cái này hơi khó. Phải làm rất nhiều ngày và đo kiểm liên tục mới mong hết hiện tượng trên.
Giải pháp lâu dài : đưa trung áp vào sâu để giảm bán kính cấp điện hạ áp.
Giải pháp tạm thời : nâng điện áp MBA lên 10%, lưu ý tải gần trạm có thể bị quá áp
-
28-10-2010, 10:38 #6
Ðề: Một bài toán thực tế!
Cảm ơn các bạn đã hưởng ứng.
Nói rõ thêm:
Tạm thời chưa quan tâm đến chất lượng điện áp. Nhưng yêu cầu là, tìm nguyên nhân, tại sao điện áp giữa các pha lệch nhau nhiều đến thế? Ví dụ: điện áp các pha bằng nhau và bằng 100 V chẳng hạn, hoặc có lệch nhau thì cũng chỉ lệch 5-10 Vôn gì đó.
Hiện trạng đang là: Đo cùng thời điểm điện áp pha A: 80 V; Pha B: 180V; Pha C: 185V. Thời điểm khác: pha A: 180 V; Pha B: 185 V; Pha C: 85V. Có thời điểm cả 3 pha tương đối đều nhau.
Điện áp đầu nguồn không nâng được nữa. Điện áp của các pha đang khoảng 230 V; lệch nhau giữa các pha khoảng 1 - 2 V.Sửa lần cuối bởi Thảo Dân; 28-10-2010 lúc 13:15.
Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!
-
Những thành viên đã cảm ơn Thảo Dân vì bài viết hữu ích:
-
28-10-2010, 10:44 #7
Ðề: Một bài toán thực tế!
Theo Nhóc nghĩ thì bị đứt dây trung tính rồi, anh ui.
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
28-10-2010, 11:09 #8
Ðề: Một bài toán thực tế!
Kính các bác, em k0 làm về lưới điện phân phối nhưng em có vài ngu ý như thế này (có gì k0 phải xin các bác bỏ qua):
- Khả năng có những thiết bị tiêu thụ điện 1 pha cỡ lớn ở cuối các đường nhánh (ví dụ mấy xưởng xẻ gỗ hay máy hàn), với đường dây quá dài và công suất như vậy khi đóng điện sẽ làm sụp áp, khi dừng thì lại làm vọt lên...
- Phương án xử lý: cắt các nhánh đó ra, thằng nào dùng điện nhiều thì đăng ký để làm trung áp, làm MBA mới cho gần.
-
29-10-2010, 08:47 #9
Ðề: Một bài toán thực tế!
@ Cô nhóc: Không đứt dây trung tính. Tiếp địa trạm tốt. (1,09 ôm). Không có tiếp đất lặp lại. Các mối nối tốt, rơi áp trên các mối nối không có chỗ nào quá 1V. Các số liệu, hoặc là do TD trực tiếp thực hiện hoặc giám sát thực hiện nên có thể tin được.
@ Các bạn: Không có động cơ 1 pha cỡ lớn, phụ tải một pha là các thiết bị sinh hoạt thông thường. Phụ tải 3 pha: có khoảng 5 - 10 cái động cơ 3 pha công suất từ 2 - 7 kW, nằm rải rác trên lưới điện.Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai!
-
Những thành viên đã cảm ơn Thảo Dân vì bài viết hữu ích:
-
29-10-2010, 09:14 #10
Ðề: Một bài toán thực tế!
Cân pha thôi. Pha có dòng cao thì áp thấp, pha có dòng thấp áp cao. Chênh lệch áp rất lớn.
Ngoài ra còn phải xem xét các mối nối, sụt áp rất lớn đấy. nếu mối nối chỉ 1 ohm với dòng 100A thì sụt áp là 100V đấy. Thực hiện đơn giản nhất là lấy 1 cây đèn cầy cột vào sào cách điện, đưa đèn cầy vào mối nối, nếu đèn cầy chảy thì mối nối kém chất lượng cần phải bảo trì