Kết quả 1 đến 10 của 153
-
13-05-2009, 15:36 #1
Động cơ ko đồng bộ 3 pha đấu sao. giả sử 1 pha bị đứt thì sức từ động trong máy lúc này thuộc loại nào???
anh em ơi cho mình hỏi :
đặt điện áp xoay chiều 3 pha vào dây quấn 3 pha đấu sao.giả sử 1 pha bị đứt thì sức từ động trong máy lúc này thuộc loại sức từ động nào?tại sao?
anh em giúp mình với
thanks-------------------------------------------------------------------------------- Xem bài viết cùng chuyên mục:
- Mạch khởi động động cơ
- Tổng hợp: Vẽ sơ đồ trãi và quấn dây động cơ
- Chú Nguyễn Văn Thơm - điện dân dụng
- cách đấu dây động cơ quạt có 5 đầu dây .
- Tổng hợp: động cơ ba pha chạy ở lưới điện 1 pha
- động cơ một pha
- Tổng hợp: Các lưu ý trong mạch sao- tam giác
- Tổng hợp: 1001 thắc mắc của người tiêu dùng về Động cơ- máy bơm nước.
- công thức tính dòng điện cho động cơ 3 pha
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ?
- Tổng hợp: các vấn đề liên quan đến 6 đầu dây của động cơ 3 pha
- Tổng hợp: Phanh- Hãm động cơ
- Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
- Động cơ đồng bộ: cách nhận biết? Ưu điểm? Ứng dụng?
- Tổng hợp: Thắc mắc về DÒNG ĐIỆN của động cơ
-
The Following 4 Users Say Thank You to daoanhquan For This Useful Post:
-
-
16-05-2009, 16:01 #2
mình nghĩ cái động cơ sẽ không chạy
Sửa lần cuối bởi phuongnamij; 16-05-2009 lúc 16:06.
-
The Following 3 Users Say Thank You to phuongnamij For This Useful Post:
-
17-05-2009, 22:37 #3
Khi động cơ chưa chạy, mà đấu vào nguồn 3 pha bị mất 1 pha, thì nó sẽ hành xử như 1 động cơ 1 pha không có mạch khởi động. Nghĩa là từ trường của nó sẽ là từ trường đập mạch.
Nếu động cơ nối tam giác, sẽ có một cuộn ẵm trọn điện thế nguồn như cũ, hai cuộn còn lại sẽ bị giảm dòng xuống, và dòng của 2 cuộn này vẫn cùng pha với cuộn kia. Vì thế tổng các sức từ động này sẽ là sức từ động 1 pha, có dạng đập mạch.
Nếu động cơ nối sao, sẽ có 1 cuộn hoàn toàn không có dòng. Hai cuộn còn lại sẽ có dòng đồng pha (hoặc đối pha, tùy theo mạch vòng nào được xét). Tổng các sức từ động của 2 cuộn này cũng thành 1 sức từ động đập mạch.
Khi động cơ đang chạy bình thường mà do sự cố nguồn bị mất 1 pha, tình hình sẽ khá phức tạp:
Sức từ động trong động cơ sẽ bao gồm 2 thành phần: sức từ động của Stator, do dòng điện Stator sinh ra, và sức từ động của Rotor, do phản ứng phần ứng sinh ra.
Sức từ động của Stator sẽ là sức từ động 1 pha, nghĩa là tạo ra từ trường đập mạch. Trong khi đó, sức từ động do rotor sinh ra lại là sức từ động quay.
Tổng 2 sức từ động này sẽ sinh ra một từ trường quay với biên độ không đều, hay nói cách khác là từ trường quay không tròn đều.
Từ trường tổng hợp này sẽ sinh ra sức phản điện động. Sức phản điện động này xuất hiện ở cả cuộn dây của pha bị mất. Do đó ở pha bị mất điện áp nếu anh đo lúc đó, sẽ vẫn có điện áp với trị số nhỏ hơn bình thường.Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 30 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
1+1=?,anhtanmt,anhthao10,chatvoitoi,concuasam,ductho2011,FrozenHeart0705,hoangnhung_S2_,Hoankiemhanoi,huubangtg,konamicup,lamduy88,lethanhdtdh,mrhopmy,nguyenbachco,nguyenquanglap,pham chuyen,pkieu23,quanghung,ruoitrau,saodem_yeutoquo,sscty,tahuuduy,thaibinhxanh,thanhphat-bk,trunggatay,trungtdcds,tuanctgr,tuanvifbi,vinhphong229
-
03-06-2009, 12:59 #4
Cái đó không phải là từ trường đập mạch đâu cô nhóc ah, cái từ trường trong nó là dạng từ trường không đều, Bác có thể chứng minh được bằng các phương pháp đại số, các động cơ có công suất nhỏ hơn 4,5kw vẫn có thể tự chạy được nhờ vào từ trường dư trong động cơ mà không cần tạo moment ban đầu cho nó. những cái lớn hơn phải tạo moment ban đâu để cho nó chạy nhưng cái động cơ sẽ bị phát nhiệt nhanh, dẫn đến cháy động cơ
-
The Following 10 Users Say Thank You to combui_viahe For This Useful Post:
-
04-06-2009, 23:11 #5
-
The Following 7 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
18-06-2009, 13:11 #6
bạn có thể trình bày rõ ràng từng phương pháp được không , ưu và nhược điểm của từng phương pháp
Vì một ngày mất em, con tim yếu mềm,Giật mình tỉnh giấc, khóc suốt trong màn đêm,anh muốn quên đi.
-
The Following 2 Users Say Thank You to guest For This Useful Post:
-
18-06-2009, 18:48 #7
-
The Following 3 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
-
18-06-2009, 20:29 #8
MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU MỘT PHA
Khi sử dụng động cơ điện xoay chiều một pha, Người ta phảI điều khiển nhiều chế độ như điều khiển tốc độ, mở máy, đảo chiều , hãm..ở đây chỉ giới thiệu về điều khiển tốc độ động cơ.
Để điều khiển tốc độ động cơ một pha, người ta có thể sử dụng các phương pháp sau :
Thay đổi số vòng dây của stato.
Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.
Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ.( trong trường hợp này, điện áp cũng phảI thay đổi cho phù hợp)
Hiện nay việc sử dụng các mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách ĐK tần số và điện áp đưa vào động cơ ngày phổ biến.
Sửa lần cuối bởi quochungktb; 18-06-2009 lúc 22:15.
Lê Quốc Hùng
Chúc các bạn thành công
Thân chào
-
The Following 8 Users Say Thank You to quochungktb For This Useful Post:
-
18-06-2009, 21:04 #9
Thực ra điều chỉnh điện trở rotor của động cơ chỉ được sử dụng để khởi động. Chứ đang vận hành thì điều khiển cách này có rất nhiều hạn chế.
Nhóc thích xí xọn,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu các anh.
Hi hi hi....
-
The Following 3 Users Say Thank You to cô Nhóc For This Useful Post:
-
18-06-2009, 21:21 #10
Có hai hạn chế cơ bản nhất khi điều khiển bằng điện trở rotor:
- Làm mềm đặc tính cơ của động cơ. Khi thêm điện trở phụ vào mạch rotor, thì điểm tốc độ không tải lý tưởng (tốc độ cơ bản) của động cơ trên trục tung giữ nguyên nhưng dòng điện ngắn mạch (moment mở máy) trên trục hoành sẽ nhỏ đi khiến cho đặc tính cơ trở lên mềm hơn. Về cơ bản, khi điều khiển động cơ, ta muốn đặc tính cơ càng cứng càng tốt nên điều này là một hạn chế.
- Gây tổn thất rất lớn. Dòng điện rotor làm nóng các điện trở phụ thêm vào, đây là tổn thất không mong muốn. Nhìn trên quan điểm năng lượng, điều khiển bằng điện trở rotor chính là điều khiển tổn thất. Tổng công suất cấp cho động cơ không đổi, ta thêm điện trở rotor vào để làm tăng tổn hao trên nó, dẫn đến công suất có ích đưa ra trục động cơ giảm dẫn đến tốc độ giảm. Như vậy là ta điều khiển bằng cách vứt bớt năng lượng đi, rõ ràng là một cách ném tiền qua cửa sổ.
Điều khiển bằng phương pháp điện trở rotor dùng các relay điện từ có hạn chế nữa là sẽ phải điều khiển hữu cấp, tức là tốc độ thay đổi theo từng nấc cố định. Điều này không tốt, trong điều khiển, mục tiêu là điều khiển vô cấp.
Tuy nhiên, phương pháp điện trở rotor cũng có thể điều khiển vô cấp theo phương pháp xung điện trở, tức là dùng một khoá bán dẫn đóng điện trở vào mạch rotor điều khiển bằng xung PWM. Tuy nhiên, nó vẫn có 2 hạn chế cơ bản nêu trên.
-
The Following 2 Users Say Thank You to baohuy_pla For This Useful Post:
Trả lời với tài khoản Facebook
Các Chủ đề tương tự
-
Trợ giúp - dụng cụ trong nhà máy thuỷ điện
Bởi duccanh381 trong diễn đàn Nhà máy điện - Trạm biến ápTrả lời: 1Bài cuối: 11-03-2022, 20:52 -
Thuật ngữ trong ngành điện!
Bởi thangtdh trong diễn đàn NGOẠI NGỮ CHO DÂN ĐIỆNTrả lời: 17Bài cuối: 27-04-2014, 16:09 -
Trợ giúp - Vấn đề kỹ thuật an toàn điện trong nhà máy dệt
Bởi mrlmc trong diễn đàn AN TOÀN LAO ĐỘNGTrả lời: 1Bài cuối: 26-06-2012, 02:16 -
Trợ giúp - Tại sao chiều dầy lá thép kĩ thuật điện của lõi thép trong MBA lại phải phụ thuộc vào tần số
Bởi E=mc^2 trong diễn đàn Máy biến áp, máy biến dòngTrả lời: 3Bài cuối: 16-02-2011, 10:29 -
các bước làm ở phòng kĩ thuật -kĩ thuật an toàn trong điện lực
Bởi hungxeo trong diễn đàn CHIA SẺ HỌC TẬP, NGHỀ NGHIỆPTrả lời: 6Bài cuối: 27-10-2010, 08:13