Ngày nay, các bộ vi điều khiển đang có ứng dụng ngày càng rộng rãi và thâm nhập ngày càng nhiều trong các lĩnh vực kỹ thuật và đời sống xã hội. Hầu hết các thiết bị kỹ thuật từ phức tạp cho đến đơn giản như thiết bị điều khiển tự động, thiết bị văn phòng cho đến các thiết bị trong gia đình đều có dùng các bộ vi điều khiển. Mặc dù có nhiều ứng dụng thực tế như vậy nhưng những tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu về học tập, giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng các bộ vi điều khiển đang ngày càng tăng hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, mục đích chính của tài liệu muốn tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc và lập trình hệ vi điều khiển. Tài liệu đặc biệt chú trọng giới thiệu phần ứng dụng bao gồm tổ chức các hệ thực tiễn và phương pháp lập trình cho các hệ đó.
Tài liệu này là nằm trong loạt các tài liệu đã được Bộ môn Tự động và Kỹ thuật tính, Khoa Kỹ thuật Điều khiển ấn hành, bao gồm cấu trúc máy tính, cấu trúc và lập trình các hệ xử lý tín hiệu số, nay là cấu trúc và lập trình các hệ vì điều khiển.
Tài liệu được chia thành 15 chương và được sắp xếp như sau:
Chương 1 giới thiệu lịch sử phát triển, tổng quan chung về họ vi điều khiển 8051 và các thành viên như 8751, 89C51, DS5000 và 8031.
Chương 2 trình bày về kiến trúc của họ 8051 và những khái niệm cơ bản về lập trình hợp ngữ với 8051.
Chương 3 có chủ đề về tổ chức vòng lập, lệnh nhảy và lệnh rẽ nhánh cùng một loạt các chương trình ví dụ.
Chương 4 dành cho tổ chức cổng vào ra của 8051 và cách lập trình. Chương này cho phép các sinh viên thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về tổ chức giao diện vào/ra của 8051.
Chương 5 đề cập tới các chế độ định địa chỉ của 8051, cách truy cập dữ liệu và mã lệnh trong không gian nhớ của 8051.
Chương 6, chương 7 và chương 8 bàn về các lệnh số học, lệnh logic, lệnh xử lý bịt và cách lập trình ứng dụng.
Chương 9 cung cấp các thông tin về bộ đếm/ bộ định thời và phương pháp lập trình ứng dụng.
Chương 10 nghiên cứu truyền tin nổi tiếp trên 8051, tổ chức giao diện với RS232 và truyển thông qua cổng COM của máy tính IBM PC.
Chương 11 bàn về một chủ đề rất quan trọng trong triển khai các ứng dụng của 8051, đó là tổ chức ngất và cách lập trình với các ngắt.
Chương 12 và 13 bao gồm các ứng dụng thường gặp trong thực tế là tổ chức nối ghép với các thiết bị ngoại vi như với đèn LED, bộ biến đổi ADC, bộ cảm biến, bàn phím, động cơ bước và các bộ biến đổi DAC.
Hai chương cuối cùng là 14 và 15 đi sâu vào hai chủ đề quan trọng là tổ chức nối ghép 8031/51 với bộ nhớ ngoài và với vi mạch phục vụ cho vào ra 8255.
Cuốn sách được dùng làm giáo trình giảng dạy bậc đại học và sau đại học chuyên ngành điện, điện tử hoặc làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh và cho những ai quan tâm đến cấu trúc và lập trình cho các hệ vì điều khiển. Cuốn sách được biên soạn bởi PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường và TS. Phan Quốc Thắng, do PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường chủ biên và được phân công như sau: PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường viết từ chương 1 đến chương 7, các phần còn lại do TS. Phan Quốc Thắng đảm nhiệm. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất đến những người đã có nhiều đóng góp trong quá trình hoàn thành tài liệu, đến các anh chị em Bộ môn Tự động và Kỹ thuật tính thuộc Khoa Kỹ thuật Điều khiển, Học viện Kỹ thuật Quân sự, đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ hiệu quả của TS. Trần Văn Hợp và kỹ thuật viên Lê Văn Minh. Do kinh nghiệm và thời gian hạn chế, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc gần xa.
Xuất phát từ thực tế đó, mục đích chính của tài liệu muốn tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc và lập trình hệ vi điều khiển. Tài liệu đặc biệt chú trọng giới thiệu phần ứng dụng bao gồm tổ chức các hệ thực tiễn và phương pháp lập trình cho các hệ đó.
Tài liệu này là nằm trong loạt các tài liệu đã được Bộ môn Tự động và Kỹ thuật tính, Khoa Kỹ thuật Điều khiển ấn hành, bao gồm cấu trúc máy tính, cấu trúc và lập trình các hệ xử lý tín hiệu số, nay là cấu trúc và lập trình các hệ vì điều khiển.
Tài liệu được chia thành 15 chương và được sắp xếp như sau:
Chương 1 giới thiệu lịch sử phát triển, tổng quan chung về họ vi điều khiển 8051 và các thành viên như 8751, 89C51, DS5000 và 8031.
Chương 2 trình bày về kiến trúc của họ 8051 và những khái niệm cơ bản về lập trình hợp ngữ với 8051.
Chương 3 có chủ đề về tổ chức vòng lập, lệnh nhảy và lệnh rẽ nhánh cùng một loạt các chương trình ví dụ.
Chương 4 dành cho tổ chức cổng vào ra của 8051 và cách lập trình. Chương này cho phép các sinh viên thực hiện các thử nghiệm đầu tiên về tổ chức giao diện vào/ra của 8051.
Chương 5 đề cập tới các chế độ định địa chỉ của 8051, cách truy cập dữ liệu và mã lệnh trong không gian nhớ của 8051.
Chương 6, chương 7 và chương 8 bàn về các lệnh số học, lệnh logic, lệnh xử lý bịt và cách lập trình ứng dụng.
Chương 9 cung cấp các thông tin về bộ đếm/ bộ định thời và phương pháp lập trình ứng dụng.
Chương 10 nghiên cứu truyền tin nổi tiếp trên 8051, tổ chức giao diện với RS232 và truyển thông qua cổng COM của máy tính IBM PC.
Chương 11 bàn về một chủ đề rất quan trọng trong triển khai các ứng dụng của 8051, đó là tổ chức ngất và cách lập trình với các ngắt.
Chương 12 và 13 bao gồm các ứng dụng thường gặp trong thực tế là tổ chức nối ghép với các thiết bị ngoại vi như với đèn LED, bộ biến đổi ADC, bộ cảm biến, bàn phím, động cơ bước và các bộ biến đổi DAC.
Hai chương cuối cùng là 14 và 15 đi sâu vào hai chủ đề quan trọng là tổ chức nối ghép 8031/51 với bộ nhớ ngoài và với vi mạch phục vụ cho vào ra 8255.
Cuốn sách được dùng làm giáo trình giảng dạy bậc đại học và sau đại học chuyên ngành điện, điện tử hoặc làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh và cho những ai quan tâm đến cấu trúc và lập trình cho các hệ vì điều khiển. Cuốn sách được biên soạn bởi PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường và TS. Phan Quốc Thắng, do PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường chủ biên và được phân công như sau: PGS. TS. Nguyễn Tăng Cường viết từ chương 1 đến chương 7, các phần còn lại do TS. Phan Quốc Thắng đảm nhiệm. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất đến những người đã có nhiều đóng góp trong quá trình hoàn thành tài liệu, đến các anh chị em Bộ môn Tự động và Kỹ thuật tính thuộc Khoa Kỹ thuật Điều khiển, Học viện Kỹ thuật Quân sự, đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ hiệu quả của TS. Trần Văn Hợp và kỹ thuật viên Lê Văn Minh. Do kinh nghiệm và thời gian hạn chế, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và xây dựng của bạn đọc gần xa.